Trung tuần tháng 5/2024, truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ sớm tới thăm Việt Nam. Tuy nhiên, ngay sau đó, các hăng tin quốc tế đưa tin, chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Nga có thể sẽ không thành hiện thực, với lư do, Việt Nam chuẩn bị bầu tân Chủ tịch nước.
Mới nhất, ngày 10/6, báo Vedomosti của Nga đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tới thăm Việt Nam và Bắc Hàn vào tuần tới đây. Trong khi, một hăng tin quốc tế đưa tin, với một sự dè dặt hơn, khi cho biết, “một nguồn tin cho hay, chuyến thăm Việt Nam của ông Putin, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 20/6, nhưng vẫn chưa ấn định cụ thể”.
Từ trước chuyến thăm Bắc Kinh của ông Putin, trong các ngày 16 và 17/5, đă có các thông tin về khả năng ông sẽ thăm Việt Nam sau đó. Thậm chí, Hà Nội từng hoăn cuộc họp với quan chức hàng đầu Liên minh châu Âu (EU), vốn đă được lên lịch vào 2 ngày, 13 và 14/5, để chuẩn bị cho khả năng ông Putin thăm Việt Nam.
Thực tế, chuyến thăm dự kiến của ông Putin vào trung tuần tháng 5/2024 đă không thành hiện thực, bởi t́nh h́nh bất ổn chính trị ở thượng tầng lănh đạo Việt Nam. Khi đó, Việt Nam vẫn chưa có Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội, đồng thời đang trải qua một thời kỳ xáo trộn chưa từng thấy, đối với giới chức lănh đạo cấp cao.
Đến nay, chính trị Việt Nam đă dần dần ổn định, và bộ máy “tứ trụ” đă bầu bán xong. Một hăng tin quốc tế dẫn lời một quan chức Việt Nam, nói rằng, tuy ngày thăm đă được thống nhất, chương tŕnh nghị sự vẫn đang được thảo luận. Các vấn đề liên quan tới năng lượng, hợp tác quân sự, giải quyết vấn đề thanh toán, và một thỏa thuận trong lĩnh vực giáo dục, dự kiến sẽ nằm trong chương tŕnh nghị sự, trong chuyến thăm này của ông Putin.
Đáng chú ư, BBC ngày 15/5, tiết lộ, theo Tiến sĩ Ian Storey – chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chính trị Đông Nam Á (ISEAS), có trụ sở tại Singapore, đă nhận định rằng “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang không có sức khỏe tốt, và có lẽ, không thể gặp ông Putin”.
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra từ ngày 16 đến 18/5, người ta vẫn thấy ông Trọng xuất hiện để điều hành Hội nghị quan trọng này. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, Tổng Trọng lại tiếp tục biến mất một cách bí ẩn, giữa lúc có những đồn đoán cho rằng, ông Trọng đang ở một t́nh trạng sức khỏe rất xấu.
Vào trung tuần tháng 9/2023, trong chuyến thăm cấp cao của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Hà Nội, Việt Nam và Hoa Kỳ đă kư kết nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất “Đối tác Chiến lược Toàn diện”. Vào thời điểm đó, ông Trọng nổi lên như một lănh đạo kiểm soát toàn bộ vấn đề đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam.
Vẫn theo giới quan sát, Tổng Trọng là người lên kế hoạch, chủ tŕ lễ đón chính thức, cũng như hội đàm và thảo luận trực tiếp với Tổng thống Mỹ, tại trụ sở Văn pḥng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi đó, bộ 3 trong “Tứ trụ”, là Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Chủ tịch Quốc hội Vương Đ́nh Huệ, cũng chỉ là những cái bóng mờ nhạt sau lưng ông Trọng.
Đó là lư do v́ sao, giới quan sát trong nước cũng như quốc tế, đă và đang tỏ ra hồi hộp, trông chờ sự xuất hiện của Tổng Trọng – người nắm giữ quyền lực cao nhất (trên danh nghĩa), của Việt Nam. Liệu ông Trọng có tham gia đón tiếp Tổng thống Nga Putin hay không?
Sự kiện này hết sức quan trọng, để có thể khẳng định chính thức, về vai tṛ quyền lực cũng như sức khỏe của ông Trọng hiện nay, là như thế nào?
Hơn nữa, ông Trọng được cho là tác giả của cái gọi là chính sách ngoại giao “cây tre” của nhà nước Việt Nam, th́ đây cũng là một phép thử, đối với Chủ tịch nước Tô Lâm.
Sau khi ông Tô Lâm nhậm chức Chủ tịch nước vào ngày 22/5, ông Putin là một trong những vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên, gửi điện và thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm. Và trong những ngày tiếp theo, cũng chỉ có một vài quốc gia độc tài chúc mừng ông, như Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào, Campuchia…
Trong khi đó, Việt Nam cũng nằm trong số ít quốc gia, bao gồm Bắc Hàn, Trung Quốc… có lănh đạo nhiệt liệt chúc mừng ông Putin tái đắc cử nhiệm kỳ 5 Tổng thống Nga, trong cuộc bầu cử bị phương Tây chỉ trích là giả hiệu.
Ông Putin đă bị Ṭa án H́nh sự Quốc tế ICC phát lệnh truy nă, vào tháng 3/2023, v́ liên quan đến các tội ác chiến tranh ở Ukraine. Việt Nam hiện không phải là thành viên của Ṭa H́nh sự Quốc tế này, nên Tổng thống Nga Putin sẽ không bị bắt tại Việt Nam, theo lệnh truy nă của ICC.
Ṭa án H́nh sự quốc tế (ICC) trước hết là một thực thể liên quốc gia, một tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc (LHQ). Đây là ṭa án quốc tế thường trực đầu tiên và duy nhất có thẩm quyền truy tố các cá nhân về tội ác diệt chủng quốc tế, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.
Sự h́nh thành ICC xuất phát từ rất lâu, cách đây hơn 100 năm. Ư tưởng về việc thành lập một ṭa án quốc tế để xét xử các lănh đạo chính trị phạm tội ác chiến tranh lần đầu tiên được Ủy ban Trách nhiệm (Commission of Responsibilities) đề xuất tại Hội nghị Ḥa b́nh Paris năm 1919, ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ I. Tính đến tháng 3/2022, ICC có 123 quốc gia là thành viên.
Vào ngày 17/3/2023, các thẩm phán của ICC đă ban hành lệnh bắt giữ nhà lănh đạo Nga Vladimir Putin v́ tội bắt cóc trẻ em trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022. Tổng thống Putin là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ bị ICC ra lệnh bắt giữ. Nếu ông Putin đi dự một bữa tiệc cấp nhà nước, ông có thể bị chính quyền địa phương bắt giữ.
Ủy ban Điều tra Nga đă thông báo mở cuộc điều tra h́nh sự nhằm trả đũa vào các thẩm phán và công tố viên ICC ra lệnh bắt Tổng thống Putin. Phía Nga cho rằng các thẩm phán ICC ban hành lệnh bắt có dấu hiệu vi phạm pháp luật Nga, bao gồm vu khống người vô tội và t́m cách tấn công đại diện nước ngoài được bảo vệ theo luật pháp quốc tế, nhằm gây phức tạp quan hệ trên thế giới.
Trà My