Sư đoàn kỵ binh số 1 Hoa Kỳ từ ngày 13 tháng 10 năm 2017 được Bộ Tổng Chỉ Huy cử sang Hàn Quốc tập trận. Được biết tướng Lương Xuân Việt hiện làm tư lệnh chiến dịch quân đoàn 8, đă từng phục vụ trong sư đoàn kỵ binh số 1. Lần này ông tái ngộ đơn vị cũ ở Hàn Quốc.
Ảnh tướng Lương Xuận Việt (phải) và tướng Vandal (trái) chụp ngày 13 tháng 10 năm 2017
Bộ ảnh sư đoàn kỵ binh số 1, lữ đoàn thiết giáp 2 được cử sang Hàn Quốc tập trận. Sư đoàn kỵ binh 1 đă từng chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên.
Sư đoàn Kị binh số 1 (1st Cavalry Division) là một trong những đơn vị chiến đấu nổi tiếng của quân đội Hoa Kỳ. C̣n được biết đến với tên gọi Sư đoàn Không kị số 1 (1st Air Cavalry Division) hay c̣n gọi là sư đoàn Kỵ binh bay trong thời Chiến tranh Việt Nam v́ việc sử dụng trực thăng làm phương tiện chuyển vận binh sĩ.
Đây là một trong những sư đoàn cơ động chiến đấu lớn nhất và được trang bị nặng của Quân đội Hoa Kỳ với hơn 16.000 quân, được tổ chức thành 4 lữ đoàn chiến đấu và một số đơn vị hỗ trợ.
Sau Thế chiến 2, Sư đoàn làm nhiệm vụ chiếm đóng tại Nhật Bản trong 5 năm, cho đến khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên. Sư đoàn được điều động đổ bộ vào Hàn Quốc để thành lập Vành đai Pusan. Sư đoàn chịu trách nhiệm giữ pḥng tuyến này cho đến khi được thay thế bởi Sư đoàn 45 Bộ binh Vệ binh quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 1952. Sau đó, Sư đoàn được rút về Nhật Bản. Đến năm 1957, Sư đoàn lại được điều động sang Hàn Quốc đóng căn cứ và ở lại đấy cho đến tận năm 1965.
Trong lúc tham chiến trong Chiến tranh Việt Nam, sư đoàn không c̣n là một đơn vị bộ binh thông thường mà trở thành sư đoàn cơ động trên không, thường được biết đến là Sư đoàn Không kị số 1 (1st Air Cavalry Division), sử dụng trực thăng làm phương tiện vận chuyển quân. Danh xưng đơn vị và màu của sư đoàn được chuyển cho Sư đoàn Không kị số 11 lúc đó đóng quân ở Căn cứ Benning, tiểu bang Georgia vào tháng 7 năm 1965, và rồi bắt đầu di chuyển đến Trại Radcliffe, An Khê, Việt Nam trong tháng đó. Cùng với Sư đoàn Dù số 101, sư đoàn đă sử dụng chiến thuật và học thuyết mới trong việc hành quân đổ quân bằng trực thăng trong 5 năm sau đó tại Việt Nam.
Chiến dịch chính đầu tiên của sư đoàn là ở Pleiku. Trong chiến dịch đó, sư đoàn đă tiến hành liên tục 35 ngày hành quân đổ bộ bằng trực thăng. Trận đánh mở màng là ở trận Ia Drang, được diễn tả trong cuốn sách We Were Soldiers Once...And Young cũng là nội dung cuốn phim của Mel Gibson We Were Soldiers. Đơn vị cũng nhận được tưởng thưởng Presidential Unit Citation đầu tiên được trao cho một sư đoàn trong Chiến tranh Việt Nam.
Phần lớn thời gian năm 1967 của sư đoàn là Chiến dịch Pershing. Đây là chiến dịch t́m diệt trên một số vùng rộng lớn nằm trong Vùng 2 chiến thuật. Sau đó, sư đoàn tái phối trí đến trại Evans, phía bắc Huế nằm trong Vùng chiến thuật 1 thuộc quân khu một trong suốt thời gian Tết Mậu Thân 1968, tham gia tái chiếm Quảng Trị và Huế. Sau trận đánh dữ dội tại Huế, sư đoàn nhanh chóng đến cứu viện các đơn vị Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ bị bao vây tại căn cứ Khe Sanh vào tháng 3 năm 1968. Sư đoàn tham gia các chiến dịch giải tỏa chính tại thung lũng A Shau từ giữa tháng tư cho đến giữa tháng 5 năm 1968. Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1968, sư đoàn tham gia vào các sứ mệnh phục vụ y tế và b́nh định tại các địa phương trong Quân khu 1.
Vào tháng 8 năm 1968, sư đoàn dời về phía nam Vùng chiến thuật 3 thuộc Quân khu 3, phía tây bắc Sài G̣n, nằm cạnh vùng biên giới với Campuchia. Tháng 5 năm 1970, sư đoàn là một trong số các đơn vị của Hoa Kỳ tham gia vào cuộc xâm nhập vào lănh thổ Campuchia, và rút khỏi Campuchia vào ngày 29 tháng 6.
Ngày 7/7/1970, thiếu tướng George William Casey, chỉ huy trưởng Sư đoàn, lên đường đến khu vực quân cảng Cam Ranh thăm các binh sĩ bị thương. Chiếc máy bay trực thăng UH-1 (số 69-15.138) đă rơi trên sườn núi ở tỉnh Tuyên Đức (cũ) mà không rơ nguyên nhân. Toàn bộ phi hành đoàn bảy người, bao gồm Casey, đều thiệt mạng. Đây là quân nhân có chức vụ cao nhất của sư đoàn bị tử trận.
Ảnh tướng Lương Xuân Việt trên trực thăng
Ảnh tướng Lương Xuân Việt thời phục vụ sư đoàn kỵ binh số 1 Hoa Kỳ
Ảnh tướng Lương Xuân Việt trong một lễ kỷ niệm cộng đồng người Việt