Nhiều cô dâu Việt lấy chồng ở Đài Loan. Các nàng dâu đă giữ ǵn sức sống của tiếng mẹ đẻ nơi đất người. Tiếng Việt được nhiều trường phổ thông được đưa vào giảng dạy như một ngoại ngữ thứ hai cho con em Việt kiều. Những cô dâu Việt Nam lấy chồng ở Đài laon chính là cô giáo.
Lớp học tiếng Việt tại trường tiểu học Thành Công (Đài Loan)
Trường tiểu học Thành Công nằm tại thị trấn Hậu Long, huyện Miêu Lật, Đài Loan. Hơn một nửa trong số những học sinh đang theo học tiếng Việt có mẹ là người Việt Nam nên trường đă chọn ngôn ngữ đầu tiên là tiếng Việt để đưa vào trường giảng dạy.
Bắt đầu từ tháng 9/2017, trường đă dạy thử bộ môn tiếng Việt và sử dụng sách giáo khoa tiếng Việt của Bộ Giáo dục Đài Loan. Mỗi tuần học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 sẽ được học 1 tiết tiếng Việt do chính giáo viên người Việt giảng dạy. Học kỳ 1 của năm 2018, học sinh lớp 3 và 4 c̣n có thể học tiếng Việt theo chương tŕnh đào tạo từ xa, học qua vi tính.
C̣n học sinh lớp 5 và 6 sẽ học tại lớp học do giáo viên người Việt trực tiếp đến giảng dạy. Đại diện nhà trường cho biết, trường mở lớp tiếng Việt mới mục đích muốn cho các học sinh gốc Việt hiểu thêm về ngôn ngữ quê mẹ. Ngoài học tiếng Việt, các giáo viên c̣n dạy học sinh hát nhiều bài hát tiếng Việt. Đoàn hợp xướng chuyên hát tiếng Việt của trường Thành Công thành lập đă được 2 năm nay.
Hiện nay, có khá đông các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan. Hôn nhân Việt - Đài chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại đây. Đó là lư do v́ sao, Bộ Giáo dục Đài Loan đă quyết định từ tháng 9/2019, ngôn ngữ Đông Nam Á trong đó có tiếng Việt cùng với ngôn ngữ bản địa sẽ là 1 ngôn ngữ bắt buộc trong các trường tiểu học và là ngoại ngữ thứ 2 cho học sinh lựa chọn tại các trường cấp 2 và 3.
Trường tiểu học Thành Công là một trong nhiều trường ở Đài Loan đă và đang tích cực dạy tiếng Việt tại trường. Điều thú vị, người đứng lớp trong các tiết học này, lại chính là các cô dâu Việt lấy chồng ở Đài Loan.
Cô dâu Nguyễn Như Trang, thuộc thế hệ 8x đang sống cùng gia đ́nh ở huyện Nghi Lan. Trung b́nh 1 tuần 4 tiết, Trang dạy tiếng Việt tại các trường tiểu học Lợi Trạch, tiểu học Đông Sơn, tiểu học Đông Hưng... đều ở huyện Nghi Lan. Cô kể, đa phần các em được sinh ra tại Đài Loan, sau khi mẹ em kết hôn với người Đài Loan. Do ít có điều kiện thường xuyên về thăm quê mẹ, nên nhiều em không biết tiếng Việt, am hiểu về văn hóa Việt cũng khiêm tốn.
V́ thế, cô Trang hiểu rằng, việc dạy tiếng Việt cho các em rất quan trọng. Tiếng Việt vừa là ngôn ngữ vừa là sợi dây kết nối các em với cội nguồn Việt Nam. Không chỉ dạy về đánh vần viết chữ, Trang c̣n dạy cho học sinh về truyền thống văn hoá Việt, dạy hát và kể những câu chuyện dân gian và cổ tích Việt Nam cho các em nghe.
Trang tâm sự, cô rất yêu thích công việc đang làm, nhất là khi được nghe các em học sinh mới đầu c̣n ngọng nghịu nhưng chỉ sau một thời gian được học đă phát âm tiếng Việt chuẩn hơn và c̣n mạnh dạn và tự tin đăng kư kể chuyện, hát bằng tiếng Việt. Trang tin rằng, hiểu về đất nước và con người Việt Nam sẽ tạo được t́nh yêu thương trong các em về mẹ ḿnh hơn chứ không có khoảng cách t́nh cảm chỉ bởi mẹ ḿnh được sinh ra ở Việt Nam chứ không phải ở Đài Loan như các em.
Thầy tṛ trường tiểu học Thành Công
Hay như cô Chu Thị Vân Anh, SN 1987, hiện sống tại huyện Đài Đông, Đài Loan. Trở thành giáo viên tiếng Việt, Vân Anh có mong muốn các học sinh của ḿnh sẽ hiểu thêm về văn hóa và phong tục đất nước, con người Việt Nam. Nhất là tiếng Việt rất đặc sắc, nhiều ngữ điệu giống như một bài hát hay. Hiện, cô tham gia dạy tiếng Việt ở trường tiểu học Phong Vinh. Ngoài những bài giảng, Vân Anh c̣n tự tay nấu nhiều món ăn truyền thống Việt để học sinh của ḿnh thưởng thức hay cho các em chơi các tṛ chơi dân gian Việt Nam.
Để trở thành cô giáo dạy tiếng Việt, các cô dâu Việt phải trải qua các khóa tập huấn nghiệp vụ sư phạm, kiến thức tiếng Việt. Như cô Nguyễn Như Trang, đă tham gia các lớp dạy đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt trong trường học của Đài Loan từ năm 2012. Sau đó hàng năm cô vẫn tiếp tục nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm để có thể dạy tiếng Việt tốt nhất cho học sinh.
Những cô dâu Việt ở Đài Loan, hiện vừa đi dạy học, vừa chăm lo cho gia đ́nh chu đáo. Có cô trường ở xa nhà, vẫn đi dạy học, hăng hái đăng kư các khóa tập huấn nghiệp vụ đều đặn. Có cô phải nhờ người trông con nhỏ, cố gắng sắp xếp việc nhà ổn thỏa để lên lớp. “Giáo tŕnh của chúng tôi là t́nh yêu nước, yêu ngôn ngữ của dân tộc, chúng tôi muốn truyền cho thế hệ con em ḿnh t́nh yêu ấy, để chúng hiểu ư nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Việt”, cô Vân Anh tâm sự.
Sự nhiệt t́nh của các cô giáo đă góp phần thúc đẩy phong trào học tiếng Việt cũng như giữ ǵn sức sống của tiếng Việt ở Đài Loan.