Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nói rằng, Úc sẽ không chấp nhận nhượng bộ với Bắc Kinh, cho dù “Úc sẽ tiếp cận bằng mọi cách có thể” để hàn gắn quan hệ với Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham kư thỏa thuận thương mại tự do RCEP.
Trong loạt tuyên bố được coi là “đổ thêm dầu vào lửa” trong quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, ông Birmingham nói: “Không phải là chúng tôi không cố gắng t́m cách hàn gắn quan hệ, mà c̣n tùy xem Trung Quốc muốn hàn gắn đến đâu”.
“Tôi và các Bộ trưởng trong chính phủ sẵn sàng gọi điện, gặp gỡ đối tác Trung Quốc. Chúng tôi luôn sẵn sàng cho đối thoại nhưng c̣n phải xem họ có muốn hay không”, ông Birmingham nói thêm.
Ông Birmingham đưa ra phản ứng sau tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Hôm 17.11, ông Triệu liệt kê hàng loạt vấn đề đă làm tổn hại quan hệ hai nước.
Ông Triệu nhắc đến việc Úc chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, thúc đẩy vai tṛ của Đài Loan trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Ông Triệu cũng chỉ trích việc Úc cấm công ty Trung Quốc phát triển mạng 5G ở nước này. “Úc sẽ không nhượng bộ Trung Quốc trong các vấn đề trên”, ông Birmingham khẳng định.
“Tôi muốn nói rơ rằng Úc không thay đổi lập trường trong các vấn đề đó. Trong hàng thập kỷ, Úc có quan điểm nhất quán trong một số vấn đề, dù có thể làm thổi bùng căng thẳng với Trung Quốc”, ông Birmingham nói.
Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 17.11 cũng đă kư hiệp ước quốc pḥng với Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác quân sự, tăng cường kiềm chế Trung Quốc.
Trong tuyên bố chung sau lễ kư kết, ông Morrison và người đồng cấp Nhật Bản SUGA Yoshihide nói “thương mại chưa bao giờ là công cụ để gây áp lực chính trị”.
7 tháng căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc đánh dấu hàng loạt lệnh trừng phạt Trung Quốc áp đặt lên hàng hóa Úc, bao gồm lúa mạch, thịt ḅ, rượu, bông, than đá và gỗ.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm tới 39% lượng hàng hóa xuất khẩu của Úc. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt tới 171 tỉ USD.