Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, vào đầu tháng 6/2023 đă vạch ra một trong những cải cách lớn nhất trong những năm gần đây tại OPEC và coi đó như một phần thưởng cho các quốc gia trong nhóm có đầu tư vào ngành dầu mỏ.
Sự thay đổi này dọn đường cho việc trao hạn ngạch sản xuất lớn hơn cho các thành viên vùng Vịnh của OPEC (Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ) như Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait trong khi giảm đi ở các quốc gia châu Phi như Nigeria và Angola.
Hạn ngạch và đường ranh giới sản lượng, để từ đó tính toán việc cắt giảm sản lượng, là một chủ đề nhạy cảm trong OPEC từ nhiều thập kỷ v́ hầu hết các nhà sản xuất muốn có hạn ngạch cao hơn để họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ xuất khẩu dầu.
Sự cải tổ trong khối có thể sẽ mạnh mẽ hơn trong vài năm tới khi các công ty dầu mỏ lớn của các quốc gia Trung Đông tăng cường đầu tư trong khi sản lượng sẽ giảm ở các quốc gia châu Phi vốn đang gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Các nhà sản xuất vùng Vịnh, những người nắm giữ ít công suất dự pḥng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, từ lâu đă thống trị OPEC.
Quyền lực và ảnh hưởng của họ đă tăng lên trong 15 năm qua cùng với sự gia tăng năng lực của họ, trong khi sản lượng của châu Phi giảm do đầu tư nước ngoài bị thu hẹp.
Sản lượng dầu thô của OPEC so với mục tiêu.
Không giống như các nhà sản xuất vùng Vịnh, các nhà sản xuất châu Phi chủ yếu dựa vào đầu tư đến từ các công ty dầu mỏ quốc tế. Những công ty này những năm gần đây đă xa lánh châu Phi để ưu tiên đầu tư vào mảng đá phiến của Mỹ và các mỏ dầu khổng lồ đang phát triển ở những nơi khác như ngoài khơi Brazil và Guyana.
Vào tháng 5/2023, thị phần của Saudi Arabia, UAE và Kuwait trong tổng sản lượng của OPEC cao hơn 10% so với 15 năm trước, đạt mức 55%, theo số liệu sản xuất của OPEC. Tổng thị phần của Nigeria và Angola trong cùng thời kỳ đă giảm hơn 3% xuống dưới 9%.
Đối với Nigeria, "công suất tiếp tục bị hạn chế bởi các vấn đề vận hành và an ninh, kết hợp với mức đầu tư thấp, dẫn đến suy giảm", các nhà phân tích của công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết.
Họ nói thêm rằng việc thăm ḍ và phát triển những mỏ mới trong thời gian gần đây ở Angola sẽ không đủ để ngăn chặn sự suy giảm công suất dài hạn.
Ngược lại, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có kế hoạch tăng đáng kể năng lực sản xuất của họ lên lần lượt là 13 triệu thùng/ngày và 5 triệu thùng/ngày vào năm 2027 từ mức khoảng 12 và 4 triệu hiện nay.
Một nước sản xuất dầu ở vùng Vịnh, Kuwait, hôm 18/6 cho biết họ sẽ tăng năng lực sản xuất thêm 200.000 thùng/ngày vào năm 2025 để đạt 3 triệu thùng/ngày.
Công suất bổ sung từ ba quốc gia vùng Vịnh trong giai đoạn 2020-2025 dự kiến đạt tổng cộng 1,2 triệu thùng/ngày, gấp đôi công suất mà Nigeria và Angola dự kiến sẽ mất trong cùng thời kỳ, theo tính toán của Reuters.
Hai quốc gia Tây Phi này đă mất gần 1/4 năng lực sản xuất kể từ năm 2019 do thiếu đầu tư và các vấn đề an ninh.
Hạn ngạch mới của OPEC+
Tại cuộc họp ngày 4/66, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh do Nga dẫn đầu (OPEC+) đă xem xét lại hạn ngạch sản xuất cho phần lớn các thành viên của ḿnh.
"Trong phân tích mới nhất, những cái lợi mà thỏa thuận này sẽ mang lại cho tất cả chúng ta là những người đầu tư, không phải năm nay, mà là những năm tới, '24 và '25 và trong tương lai, sẽ được ‘trả công’ cho khoản đầu tư của họ," Hoàng tử Abdulaziz nói.
Hoàng tử cho biết sự cải tổ trong khối là cần thiết để tạo ra một hệ thống công bằng hơn, phản ánh tốt hơn thực tế năng lực sản xuất của các nước thành viên.
Trong khi phần lớn các thành viên của OPEC+ nhận được mục tiêu sản xuất thấp hơn th́ của UAE lại cao hơn.
Chuyên gia phụ trách vấn đề địa chính trị của Energy Aspects , Richard Bronze, cho biết một trong những lư do đằng sau sự thay cải tổ của nhóm các nước xuất khẩu dầu là để giải quyết các vấn đề về uy tín trước đây của OPEC khi những thay đổi chính sách không nhất thiết được phản ánh trên thị trường dầu mỏ.
Ông nói: “Điều đó có nghĩa là mức tăng hoặc giảm nguồn cung thực tế do thay đổi hạn ngạch sẽ nhỏ hơn nhiều so với con số được công bố, làm dấy lên nghi ngờ trên thị trường về khả năng quản lư các nguyên tắc cơ bản của nhóm”.
Thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu của OPEC + cho đến cuối năm 2024 và tác động tới thị trường
OPEC+ đă thực hiện cắt giảm sản lượng dầu 3,66 triệu thùng mỗi ngày, tương đương 3,6% nhu cầu toàn cầu. Con số này bao gồm mức cắt giảm 2 triệu thùng/ngày đă được thống nhất vào năm ngoái so với mức sản xuất ở tháng 8/2022 và thêm 1,66 triệu thùng/ngày cắt giảm tự nguyện từ 9 quốc gia OPEC+.
OPEC+ không tăng mức cắt giảm sản lượng năm 2023. Tuy nhiên, mới đây Saudi Arabia đă cam kết giảm sản lượng dầu tự nguyện thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và có thể gia hạn nếu cần. Do đó, sản lượng của nước này trong tháng 7 sẽ giảm xuống 9 triệu thùng/ngày từ khoảng 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5.
Về năm 2024, liên minh OPEC + chủ trương tập trung vào mục tiêu sản xuất thấp hơn nữa. Cùng với việc kéo dài mức cắt giảm nguồn cung hiện tại của nhóm là 3,66 triệu thùng/ngày trong một năm nữa, họ đă đồng ư giảm các mục tiêu sản xuất chung từ tháng 1/2024 thêm 1,4 triệu thùng/ngày so với các mục tiêu hiện tại xuống c̣n 40,46 triệu thùng/ngày.
Các nhà phân tích, bao gồm cả OPEC và IEA, đă dự kiến nguồn cung dầu thế giới sẽ thắt chặt vào nửa cuối năm 2023 với chính sách sản xuất hiện tại của OPEC+. Rystad Energy cho biết họ dự kiến việc cắt giảm của Saudi sẽ làm thâm hụt thị trường sâu hơn lên hơn 3 triệu thùng/ngày trong tháng 7.
VietBF@ Sưu tập