Nước gừng sả có hương vị đặc trưng được nhiều người yêu thích. Loại đồ uống này cũng mang lại lợi ích nhất định đối với sức khỏe.
Gừng và sả là những loại gia vị quen thuộc với người Việt. Ngoài ra, đây cũng được xem là thảo dược trong Đông y. Nhiều người có thói quen nấu nước gừng sả để uống giúp làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được hết công dụng của loại đồ uống này.
Lợi ích của nước gừng sả đối với sức khỏe
Sả có vị cay, tính ấm, thường được dùng làm thuốc giải cảm, trị ho đàm, tiêu chảy do hàn thấp, giúp kích thích tiêu hóa. Gừng có vị cay, tính ấm, tác dụng tiêu đàm, giải độc...
Người ta hay sử dụng sả trong các nồi nước xông giải cảm hoặc có thể sử dụng để nấu với các món ăn có tính hàn, khó tiêu như ốc, lươn, nghêu, thịt ḅ...
Gừng có tính ấm nên cũng được sử dụng mỗi khi lạnh bụng khi ăn những món đồ sống lạnh hoặc dùng để giải cảm phong hàn. Gừng hay được nấu chung với các thực phẩm tính hàn như nghêu, cá trê, thịt vịt... Gừng cũng có thể dùng làm trà, mứt để nhâm nhi cho ấm bụng vào ngày lạnh.
Nước gừng sả rất thích hợp để uống trong những ngày mưa ẩm lạnh, giúp kích thích tiêu hóa, pḥng ngừa cảm lạnh.
Một số lưu ư khi uống nước gừng sả
Nước gừng sả tốt cho sức khỏe nhưng cần phải sử dụng hợp lư. Mọi người chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ gừng, sả và không dùng thay thế nước uống hằng ngày. Sử dụng quá nhiều nước gừng sả có thể gây hại cho cơ thể. Gừng và sả đều có tính cay nóng có thể tác động đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Dùng quá nhiều loại đồ uống này có thể gây ra t́nh trạng táo bón hoặc hậu môn bị nóng rát khi đi đại tiện. Sử dụng quá nhiều sả có thể làm dạ dày bị nóng, gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
Theo Đông y, người có cơ địa nhiệt không nên uống nước gừng sả v́ loại đồ uống này có tính nóng. Người da nóng, bốc hỏa hay bị khát nước ra nhiều mồ hôi cũng không nên dùng nước gừng sả.
Vào mùa đông, người bị lạnh bụng, khó tiêu có thể sử dụng gừng tươi nhưng không nên dùng quá 5 gram/ngày.
Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc mới phẫu thuật không dùng gừng.
VietBF@sưu tập