Khoảng 50% cử nhân ở Mỹ làm những công việc không cần bằng đại học trong lĩnh vực bán lẻ, xây dựng..., và có thể mắc kẹt ở đó cả đời.
Thông tin trích từ báo cáo của Viện nghiên cứu Burning Glass và Strada Education, công bố tháng 2 này. Báo cáo dựa trên dữ liệu nghề nghiệp của 60 triệu người Mỹ, giai đoạn 2012-2022. Trong số này, 10,8 triệu người có bằng cử nhân.
Kết quả, trong năm đầu sau tốt nghiệp, có 52% cử nhân thiếu việc làm. Sau 5 và 10 năm, tỷ lệ này duy tŕ ở mức 45%. Những người này chủ yếu làm ở các vị trí chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp THPT như tạp vụ, bán lẻ, hoặc làm công việc tay chân trong ngành xây dựng, vận tải và sản xuất.
Mức lương trung vị của nhóm này là 40.000 USD mỗi năm, cao hơn 25% so với những người lao động chỉ có bằng tốt nghiệp THPT (32.000 USD). Tuy nhiên, so với những cử nhân t́m được công việc đ̣i hỏi bằng đại học, mức này thấp hơn 50%.
Kinh nghiệm thực tập và chuyên ngành là hai yếu tố then chốt quyết định việc làm của cử nhân sau tốt nghiệp. Cụ thể, những sinh viên có ít nhất một kỳ thực tập giảm 48% nguy cơ không t́m được việc làm đúng chuyên ngành.
Về chuyên ngành, sinh viên trong các lĩnh vực An ninh công cộng, Nghiên cứu về giải trí và sức khỏe có nguy cơ thiếu việc làm cao nhất (60-68%), trong khi tỷ lệ này với cử nhân ngành Kinh doanh (Tài chính, Kế toán), Y tế thấp hơn.
Hay trong cùng lĩnh vực Kinh doanh, sinh viên Marketing và Nhân sự có nguy cơ thiếu việc làm cao gấp đôi so với sinh viên Kế toán hoặc Tài chính. Ngoài ra, sinh viên các ngành Truyền thông, Báo chí, Tâm lư học đều có tỷ lệ thiếu việc trên 50%.
Bằng cấp STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) không phải lúc nào cũng là "tấm vé vàng", đảm bảo cho các cử nhân t́m được một công việc ở tŕnh độ đại học, theo tờ Wall Street Journal. Tờ này dẫn một số liệu cho thấy 47% sinh viên tốt nghiệp ngành Sinh học và Khoa học y sinh vẫn thiếu việc làm sau 5 năm tốt nghiệp.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng công việc đầu tiên sau tốt nghiệp ảnh hưởng đến sự nghiệp của mỗi người sau này.
"Nếu việc làm đầu tiên của cử nhân Mỹ nằm trong lĩnh vực có lương thấp hoặc không phù hợp với sở thích th́ họ có nguy cơ bị mắc kẹt với công việc đó", báo cáo nêu. Trong số cử nhân bị thiếu việc, 73% vẫn tiếp tục gặp t́nh trạng này sau 10 năm.
Theo CBS, điều đó có thể là do các nhà tuyển dụng thường tập trung vào kinh nghiệm làm việc và công việc gần nhất của ứng viên, thay v́ nh́n vào bằng cấp đă có.
"Nếu bạn ra trường, làm bồi bàn trong vài năm và sau đó nộp đơn xin việc ở tŕnh độ đại học, nhà tuyển dụng xem xét kinh nghiệm làm việc đó và không thấy sự liên quan", Matt Sigelman, Giám đốc điều hành The Burning Glass, nói. Ông lưu ư gắn bó với công việc trong lĩnh vực muốn làm cũng giúp tăng cơ hội vào được vị trí lương cao. Việc thăng tiến sẽ khó khăn nếu các tân cử nhân bắt đầu sự nghiệp không đúng cách.
Những nội dung trong báo cáo đă dấy lên cuộc tranh luận về giá trị của giáo dục đại học, trong bối cảnh chi phí đào tạo tăng vọt, cũng như nghi ngờ sự phù hợp giữa kiến thức được đào tạo với nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
"Không phải bằng cấp không có giá trị, mà nó giá trị với quá ít người", Sigelman nói.
VnExpress (theo Business Insider, CBS, WSJ, Strada Education)