Khoảng 50.000 người phản đối dự luật 'đặc vụ nước ngoài' đă biểu t́nh ôn ḥa ở thủ đô của Georgia vào ngày 11-5, theo Reuters.
Trước đó, Mỹ khẳng định giới chức Georgia phải lựa chọn giữa việc thông qua dự luật "đậm chất Điện Kremlin" hoặc tôn trọng khát vọng châu Âu-Đại Tây Dương của người dân nước này.
"Giới nghị sĩ Georgia phải đối mặt với một lựa chọn quan trọng: ủng hộ khát vọng châu Âu-Đại Tây Dương của người dân hay thông qua dự luật đặc vụ nước ngoài đậm chất Điện Kremlin. Mỹ sát cánh cùng người dân Georgia" – Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan viết trên mạng xă hội X.
Trong khuôn khổ của dự luật nêu trên, các tổ chức nhận hơn 20% nguồn tài trợ từ nước ngoài phải đăng kư là "đặc vụ nước ngoài".
Dự luật gây ra làn sóng phẫn nộ ở Georgia, nơi hàng ngàn người đă xuống đường biểu t́nh phản đối.
Đám đông biểu t́nh hôm 11-5 mang theo cờ Georgia, Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine. "Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một phần của EU" – Anuki, một sinh viên 22 tuổi, khẳng định.
Người dân Georgia biểu t́nh phản đối dự luật “đặc vụ nước ngoài” hôm 11-5. Ảnh: Reuters
Quốc hội Georgia sẽ tranh luận dự luật lần thứ ba và cũng là lần cuối cùng vào ngày 13-5. Phe đối lập kêu gọi tổ chức các đợt biểu t́nh mới từ ngày 11-5.
Cuộc khủng hoảng khiến đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia đối đầu với một liên minh gồm các đảng đối lập, một số tổ chức và những người nổi tiếng.
Phe đối lập Georgia mô tả dự luật nêu trên là "luật của Nga". EU khẳng định dự luật (nếu được thông qua) sẽ là một trở ngại lớn đối với tiến tŕnh gia nhập EU của Georgia.
Trong khi đó, đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia nhấn mạnh dự luật sẽ thúc đẩy tính minh bạch và chủ quyền quốc gia của Georgia.
Ông Bidzina Ivanishvili, nhà sáng lập đảng Giấc mơ Gruzia, khẳng định dự luật là cần thiết để ngăn chặn phương Tây sử dụng Georgia làm "bia đỡ đạn" trong một cuộc đối đầu với Nga.
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Sullivan nói rằng đảng Giấc mơ Georgia dường như muốn đoạn tuyệt với phương Tây, ngay cả khi cả đảng cầm quyền và công chúng Georgia có truyền thống ủng hộ nước này gia nhập EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).