Gout từng được xem là căn bệnh của "nhà giàu", do tiêu thụ thực phẩm phong phú và rượu chè quá mức, nay gặp nhiều ở nam giới từ tuổi 40, một số phụ nữ tuổi măn kinh.
"Chế độ ăn uống dư thừa purin, có nguồn gốc từ thịt, hải sản và bia, là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout", BS.CK2 Trịnh Đức Vinh, Trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM, nói tại buổi tư vấn sức khỏe cộng đồng do bệnh viện tổ chức, ngày 6/8.
Gout là một loại bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa chất purin trong cơ thể dẫn đến nồng độ chất acid uric trong máu ở mức cao và hậu quả lắng đọng các tinh thể muối urat tại các mô trong cơ thể. B́nh thường, acid uric được sản xuất tự nhiên bên trong cơ thể và được bài tiết qua nước tiểu. Khi acid uric có quá nhiều, các tinh thể muối urat có thể gây tích tụ trong khớp, gây đau dữ dội, đỏ, sưng ở khớp, gân, các mô xung quanh, thường là khớp ngón chân cái, cổ chân...
Chế độ ăn uống dư thừa purin, có nguồn gốc từ thịt, hải sản và bia, là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Đợt cấp của viêm khớp gout, người bệnh có biểu hiện đau khớp dữ dội. Bệnh nhân thường mô tả đang ngủ th́ bị đánh thức trong đêm bởi cơn đau khó chịu vô cùng ở ngón chân cái, phải nắm lấy ngón chân cái, đôi khi là gót chân, bắp chân hoặc mắt cá chân. Cơn đau giống như bị trật khớp xương, sau đó cảm thấy lạnh run, sốt nhẹ, phát triển dữ dội dần. Có người đau đớn đến mức không chịu được sức nặng của quần áo cũng như sự rung chuyển của căn pḥng tạo ra từ một người đi bộ nhanh ở đó.
"Giai đoạn viêm khớp gout cấp, cơn đau có thể vài năm xuất hiện một lần", bác sĩ nói. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn mạn tính, số lượng cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều hơn, vài tháng một cơn và cuối cùng là sưng đau khớp thường xuyên.
Kèm theo t́nh trạng đau, người bệnh có thể xuất hiện các hạt tophi dưới da hoặc quanh khớp viêm, khớp biến dạng và không hồi phục. Một số bệnh lư khác liên quan đến lắng đọng tinh thể urat như sỏi thận, suy thận, nhồi máu cơ tim...
Theo bác sĩ Vinh, có nhiều nguyên nhân gây bệnh gout như do ăn thực phẩm có nhiều purin, uống nhiều rượu, sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác, do viêm thận mạn tính, suy thận... Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết nhằm xác định bệnh, đưa ra hướng điều trị thích hợp. Không điều trị, bệnh gout có thể gây các cơn đau mạn tính, tổn thương khớp không hồi phục, biến dạng khớp, yếu cơ, cứng khớp.
Tùy cơ địa và các bệnh lư kèm theo, người bệnh sẽ được bác sĩ kê toa dùng các loại thuốc chống viêm giảm đau, thuốc giảm lượng acid uric trong máu và nhóm thuốc tăng thải tiết acid uric qua thận. Một số loại dược liệu được các thầy thuốc y học cổ truyền chỉ định cho người mắc bệnh là tía tô, lá lốt, lược vàng, lá trầu, lá sa kê, kim tiền thảo...
Với người không mắc bệnh gout, lượng purin tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày được khuyến cáo là dưới 400 mg. Người bệnh gout nên tránh tiêu thụ thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, các loại nấm, hải sản... và rượu bia. Thực phẩm giàu purin theo Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ là các loại thực phẩm chứa lượng purin hơn 150 mg trên 100 g thực phẩm. Người bệnh không nên ăn uống các loại sản phẩm có đường fructose như nước ngọt, bánh kẹo....
Người mắc bệnh gout vẫn có thể tập thể dục hàng ngày, giúp phục hồi khả năng vận động của khớp. Tuy nhiên, trong giai đoạn viêm khớp gout cấp, các khớp sưng nóng đỏ đau nhiều, nên nghỉ ngơi. Khi khớp không sưng nóng đỏ, có thể tập thể dục. Lưu ư uống đủ nước và tránh đồ uống có đường.
VietBF@sưu tập