Justin Ma, Esq.
Hiệp Hội Phát Huy Công Lư Người Mỹ Gốc Á
(Trước đây là Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Lư Người Mỹ Gốc Á Châu Thái B́nh Dương-APALC)
Linh Nguyễn/Người Việt (chuyển ngữ)
LOS ANGELES (NV) -
Trong Tháng Chín năm 2011, các nhân viên làm móng tay của Natalie Salon đệ đơn kiện tập thể, chống lại các chuỗi vi phạm Bộ Luật Lao Động California và kỳ thị bất công tại nơi làm việc. Natalie Salon gần đây thỏa thuận bồi thường $750,000 cho khoảng 125 nhân viên hiện làm việc và các cựu nhân viên. Đại diện pháp lư cho họ là Asian Law Caucus, trung tâm trợ giúp pháp lư về luật nhân dụng và tổ hợp luật sư Davis, Cowell & Bowe, LLP.
Natalie Salon là một chuỗi tiệm móng tay phổ thông trong vùng Bay Area và có tiệm ở các thành phố như Redwood, San Mateo, Menlo Park, Los Gatos, và Palo Alto.
Vụ kiện tập thể cáo buộc rằng Natalie Salon vi phạm một số luật khi:
-Không trả lương tối thiểu là $ 8/giờ cho nhân viên;
-Không trả lương nhân viên khi họ làm thêm giờ;
-Lấy một phần tiền “bo” của nhân viên;
-Không cho nhân viên nghỉ 30 phút liên tục để dùng bữa.
-Bắt nhân viên tự bỏ tiền túi để đi đến các địa điểm của tiệm và từ tiệm về;
-Không cung cấp báo cáo chính xác từng khoản tiền lương;
-Đe dọa nhân viên và khấu trừ bất hợp pháp các khoản lương v́ họ vi phạm quy tắc làm việc;
-Không thanh toán tất cả tiền lương c̣n nợ sau khi nhân viên rời khỏi Natalie Salon;
-Thực hiện quy định không cho phép nhân viên nói tiếng Việt tại nơi làm việc.
Vụ kiện đặc biệt cho rằng nhân viên Salon Natalie thường xuyên làm việc hơn 8 giờ/ngày hoặc hơn 40 giờ/tuần, nhưng không được trả gấp1.5x lần mức lương căn bản của nhân viên khi họ làm giờ phụ trội. Vụ kiện cũng cáo buộc rằng Natalie Salon khấu trừ tiền từ chi phiếu lương của nhân viên bất hợp pháp, khi khách hàng yêu cầu hoàn lại tiền hoặc nếu một nhân viên làm đổ sơn móng tay. Natalie Salon cũng bị cáo buộc khấu trừ và giữ 20% tất cả tiền “bo” do khách hàng trả bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra, Natalie Salon bị cáo buộc không thanh toán tất cả tiền lương c̣n nợ nhân viên trong ṿng 72 giờ sau khi họ thôi việc.
Vụ kiện cũng cáo buộc rằng Natalie Salon thông qua quy luật “Không nói tiếng Việt” và đe dọa nhân viên v́ nói tiếng Việt, ngay cả khi không có khách hàng để phục vụ.
Natalie Salon phủ nhận những cáo buộc này. Tuy nhiên, như một phần của lệnh bồi thường, Natalie Salon đồng ư niêm yết thông cáo về quyền liên bang và tiểu bang của nhân viên tại nơi làm việc. Tiệm này cũng sẽ thông báo cho nhân viên của ḿnh rằng họ được phép nói tiếng Việt tại nơi làm việc.
Muốn biết thêm thông tin về vụ kiện Natalie Salon, xin vào
www.asianlawcaucus.o rg hoặc liên lạc với Winnie Kao tại điện thoại (415) 896-1701 x102 hoặc
winifredk@asianlawca ucus.org. Nếu bạn có thắc mắc về quyền của nhân viên tại nơi làm việc, xin vui ḷng gọi số điện thoại tiếng Việt của AAAJ- Los Angeles (800)267-7395.
*** Những thông tin trên không có ư định cố vấn pháp lư và không nên được sử dụng thay thế cho sự giúp đỡ và hướng dẫn của một luật sư có kinh nghiệm hay một cơ quan dịch vụ pháp lư uy tín, phi lợi nhuận.
Hiệp Hội Phát Huy Công Lư người Mỹ Gốc Á Châu (AAAJ)
Trung tâm trợ giúp pháp lư người Mỹ gốc Á châu Thái B́nh Dương (APALC) chính thức có tên mới kể từ ngày 21 Tháng Sáu, là Hiệp Hội Phát Huy Công Lư người Mỹ Gốc Á Châu (AAAJ).
Hiệp Hội Phát Huy Công Lư người Mỹ Gốc Á Châu- Los Angeles là một tổ chức lớn nhất ṭan quốc về luật pháp và dân quyền của người Mỹ gốc Á Châu, Thổ Dân Hawaii và Thái B́nh Dương (AANHPI) và hàng năm phục vụ hơn 15,000 cá nhân và các tổ chức. Được thành lập vào năm 1983 với tên Hiệp Hội Phát Huy Công Lư người Mỹ Gốc Á Châu-LA, để biện hộ cho các quyền dân sự, cung cấp dịch vụ pháp lư và giáo dục, và xây dựng các liên minh để tác động tích cực và tác động đến người Mỹ gốc Á và Thái B́nh Dương và để tạo ra một xă hội công bằng và hài ḥa hơn. Thông qua dịch vụ trực tiếp về pháp lư, kiện tụng tác động, phân tích chính sách và vận động, phát triển lănh đạo và xây dựng tiềm năng. Hiệp Hội Phát Huy Công Lư người Mỹ Gốc Á Châu mong phục vụ các thành viên dễ bị tổn thương nhất của cộng đồng AANHPI, trong khi cũng xây dựng một tiếng nói mạnh mẽ cho AANHPI về quyền dân sự và công bằng xă hội
Nguoiviet