Đă hơn một năm qua, nữ doanh nhân người Mỹ gốc Việt đă bất ngờ bị bắt khi tới Bắc Kinh nhưng Trung Quốc không đưa ra bất cứ kết luận nào. Mới đây, Nhóm Làm việc về giam giữ tùy tiện của Liên Hợp Quốc (WGAD) cho hay bà Phan-Gillis không được phép nói chuyện với luật sư hay gia đ́nh thường xuyên. Bà gần đây c̣n phải nhập viện do đau tim. Liên Hợp quốc ra lời kêu gọi Mỹ phải sớm trả tự do cho bà Phan-Gillis.
Bà Sandy Phan-Gillis. Ảnh: Reuters
WGAD kêu gọi Trung Quốc phóng thích hoặc cho phép bà Phan-Gillis tiếp cận với tư vấn pháp lư và được xét xử công bằng.
Phan-Gillis, 56 tuổi, có bố mẹ là người Hoa, sinh ra tại Việt Nam và sang Mỹ hơn 40 năm trước. Bà điều hành một công ty tư vấn giúp kết nối các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc, đồng thời là người đứng đầu Hiệp hội Thành phố Kết nghĩa Houston - Thâm Quyến. Bà từng đến Trung Quốc nhiều lần mà không gặp vấn đề ǵ.
Tuy nhiên, hồi tháng 3/2015, nữ doanh nhân này bị bắt giữ ở thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông, khi đang cùng một phái đoàn thương mại chuẩn bị vào Macau. Bà bị nhà chức trách Trung Quốc nghi ngờ làm gián điệp và đánh cắp bí mật quốc gia của nước này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ lo ngại khi bà Phan-Gillis đă bị giam giữ hơn một năm mà không có cáo buộc chính thức. Mỹ đề nghị Trung Quốc giải quyết vụ việc "khẩn trương".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby cho rằng dù phán quyết của WGAD không mang tính ràng buộc về mặt pháp lư, "chúng tôi khuyến khích chính phủ Trung Quốc cân nhắc và xem xét lại các ư kiến và kiến nghị đưa ra".
Theo ông Kirby, giới chức cấp cao của Mỹ đă nhiều lần nêu ra vụ việc với chính phủ Trung Quốc và một quan chức lănh sự Mỹ đă đến thăm bà Phan-Gillis hôm 20/6.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua chỉ trích các phát ngôn của WGAD, yêu cầu nhóm này "tôn trọng chủ quyền tư pháp" và cho hay vụ việc đang được các cơ quan liên quan của Trung Quốc xử lư.
Tranh căi về bà Phan-Gillis được khơi lại khi Tổng thư kư LHQ Ban Ki-moon sắp có chuyến thăm Bắc Kinh trong tuần này. Ông Ban dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận B́nh và Thủ tướng Lư Khắc Cường dù không rơ ông có đề cập đến trường hợp của bà Phan-Gillis trong các cuộc hội đàm này hay không.
Therealtz © VietBF