HÀ NỘI (NV) .- Kết quả khảo sát “Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2012” (PAPI 2012) cho thấy, tại Việt Nam, rất nhiều người vẫn xem hối lộ là chuyện đương nhiên.
Không tin vào những hứa hẹn chống tham nhũng, đa số dân chúng Việt Nam xem hối lộ là chuyện đương nhiên. (H́nh: Internet)
Đây là cuộc khảo sát lần thứ hai. Cả hai cuộc khảo sát, thực hiện vào năm 2011 và 2012 được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc.
PAPI 2012 đă phỏng vấn 14,000 người và các câu trả lời của họ cho thấy, hối lộ là chuyện phải chấp nhận, không thể khác, do quá phổ biến nên đă thành b́nh thường.
Số người tỏ ra đồng t́nh với nhận định phải hối lộ mới được chăm sóc y tế đă tăng từ 31% vào năm 2011 lên 42% vào năm 2012. Tương tự, số người tỏ ra đồng t́nh với nhận định phải hối lộ mới được cấp giấy tờ nhà đất đă tăng từ 21% vào năm 2011 lên 32% vào năm 2012. Nói cách khác, t́nh trạng hối lộ để được việc đă tăng đáng kể.
PAPI 2012 c̣n cho thấy, có tới 44% số người được hỏi tin là phải hối lộ mới xin được việc làm trong các cơ quan nhà nước. Đáng lưu ư là có tới 75% tin rằng nhà cầm quyền cấp tỉnh, thành phố cùng cho rằng việc xử lư các vụ tham nhũng chưa nghiêm túc. Có thể v́ vậy nên khi tham gia PAPI 2012, đa số người được phỏng vấn cho biết họ không muốn tố cáo tham nhũng.
Một điểm đáng chú ư khác là đa số người được phỏng vấn không hài ḷng với dịch vụ và thủ tục hành chính công. Lư do chính khiến họ không hài ḷng là công chức thiếu tôn trọng dân và kém hiểu biết chuyên môn.
Ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng, một tổ chức tham gia PAPI 2012, giải thích với VOA về lư do, hối lộ được nhiều người tại Việt Nam xem là chuyện đương nhiên. Theo đó, khi vào bệnh viện, nhiều người đưa phong b́ cho bác sĩ để ‘bồi dưỡng’, khi đến một cơ quan nhà nước làm giấy tờ, nhiều người nghĩ tới chuyện ‘bôi trơn’.
Khi có rất nhiều người quan niệm và hành xử như vậy th́ điều đó đồng nghĩa với chuyện bộ máy không ‘trơn’. Khi bộ máy bị khô dầu th́ ‘bôi trơn’ là một hành động tích cực. Khi người dân không tin vào hiệu quả của việc chống tham nhũng, không hài ḷng về thái độ và năng lực của công chức, họ sẽ chấp nhận đưa hối lộ để được việc mà không phải gánh chịu quá nhiều phiền toái.
Cũng nhân dịp công bố PAPI 2012. ông Jairo Acuña Alfaro, Cố vấn chính sách về Cải cách hành chính công và Chống tham nhũng của Chương tŕnh Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, nhận định, hối lộ, tham nhũng “ảnh hưởng nhiều nhất tới người nghèo”. Với mức thu nhập như hiện nay, việc các gia đ́nh tại Việt Nam phải trả các khoản “chi phí không chính thức” thật sự là một gánh nặng cho họ.
Theo vị cố vấn này, PAPI 2012 cho thấy sự lan tràn của tệ nạn tham nhũng và tham nhũng là một nguồn thu nhập quan trọng cho các viên chức. Muốn chống tham nhũng có hiệu quả, các cơ quan chống tham nhũng của Việt Nam phải được hoạt động độc lập để có thể điều tra tham nhũng một cách khách quan theo nguyên tắc “tất cả mọi người đều b́nh đẳng trước pháp luật”.
Trong buổi công bố kết quả PAPI 2012, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Liên Hiệp Quốc, cho rằng, khi điều kiện kinh tế tốt hơn và học vấn cao hơn, dân chúng thường đ̣i hỏi nhà nước phải cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả và chất lượng hơn, ít quan liêu hơn và đặc biệt không c̣n tham nhũng. Suốt quá tŕnh vận động, hướng tới một xă hội thịnh vượng, dân chủ, với nền kinh tế thị trường vững mạnh, hệ thống hành chính của Việt Nam phải giữ vai tṛ chính trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và “chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế th́ sẽ không thể đạt được mục tiêu”.
(G.Đ)