ADELAIDE, miền nam nước Úc – Ông Nguyễn Văn Tây, một cựu chiến binh từ cuộc chiến Việt Nam vẫn xem ḿnh là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do mặc dù cuộc chiến đă kết thúc trong gần bốn chục năm
Năm nay 63 tuổi, cư ngụ tại Burton, vũ khí của ông Tây là truyền thông và ngoại giao, chứ không phải là súng máy và lựu đạn.
Ông Nguyễn Văn Tây. (News Limited)
Ông Tây sinh ra tại Sài G̣n, và đến năm 18 tuổi th́ phục vụ trong binh chủng Hải Quân của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, cùng với quân đội Mỹ trên đồng bằng sông Cửu Long, trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Đó là nơi xảy ra một số trong các trận đánh ác liệt nhất giữa quân du kích Việt Cộng và các tàu chiến cùng những chiếc tàu đệm khí của Hải Quân Mỹ, trong cuộc chiến tranh kéo dài 18 năm.
Nói với nhật báo Herald Sun, ông Tây nhớ lại, “Thật là khó mà chiến đấu đánh Việt Cộng v́ họ không mặc quân phục, khó phân biệt du kích cộng sản với thường dân Việt Nam. Dọc miền đồng bằng sông Cửu Long, tôi đă bắn rất nhiều viên đạn từ súng máy trên tàu thuyền.
“Tôi cảm thấy như thể khi nào tôi cũng để bàn tay của ḿnh lên c̣ súng.”
Ông di cư sang Úc trong thập niên 1980, định cư tại Burton vào năm 1986.
Từ đó đến nay, ông đă làm việc không mệt mỏi để thiết lập những hệ thống hỗ trợ cho cộng đồng người Việt ở miền bắc Adelaide, và giúp đỡ các cựu chiến binh Úc từng tham chiến ở Việt Nam.
Là cựu chủ tịch của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam của Nam Úc (VVASA), ông làm việc ba năm để dựng lên được một đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam tại Torrens Parade Ground trong năm 2006.
Ông nói, “Chúng tôi đă làm việc rất chăm chỉ, gây quỹ và cố gắng để có được sự hỗ trợ. Thật là bơ công để làm chuyện này, bởi v́ các thế hệ tương lai cần phải nhớ những ǵ đă xảy ra và nỗi đau khổ đă phải chịu.”
Ông đă được trao Huân Chương Úc (Order of Australia) vào ngày lễ Australia Day hôm Chủ Nhật 26 tháng Giêng, 2014, v́ những công việc tốt đẹp mà ông đă làm.
Ông Tây nói, “Tôi rất ngạc nhiên và hân hạnh nhận được vinh dự này.”
“Gia đ́nh tôi rất vui mừng, nhưng chính công việc tôi làm, chứ không phải là giải thưởng, giúp đem lại cho tôi sự b́nh an. Khi đến Úc với vợ và các con của tôi, tôi thấy cô đơn đến nỗi tôi đă kết thân bạn bè để tham gia với cộng đồng. Tôi đă có rất nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng. Tôi sẽ không quên điều đó.”
Ông sẽ khó quên những biến cố khốc liệt trong thời chiến, thế nhưng ông muốn ghi nhớ những đồng đội đă hy sinh hơn là cay đắng về kết cục thảm thương.
Mỗi tối ông vẫn khấn nguyện trước di ảnh của sáu vị tướng của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa được treo trong pḥng nghỉ. Những vị tướng này đă tử trận khi Sài G̣n bị thất thủ vào năm 1975.
“Họ đă chết cho tự do của chúng ta và tôi sẽ không bao giờ quên điều đó,” ông nói.
VD