Chẳng ai muốn phải rơi xa nơi chôn rau cắt rốn. Không mai muốn tha phương nơi đất khách quê người. Tâm thư của con dân Việt phải lang bạt di dân sang Mỹ làm quê hương thứ hai. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
LTG: Chuyện một người đàn bà Việt Nam sống ở New York đă trở thành nạn nhân đầu tiên chết ở Mỹ v́ nhiễm độc Anthrax vào đầu thập niên 2000 trong vụ khủng bố gởi chất than bột Anthrax qua đường bưu điện đă làm dư luận Hoa kỳ xôn xao, lo âu và nghi ngại lúc bấy giờ. Lúc đó, người viết đă ghi lại cảm tưởng của ḿnh bằng tiếng Anh trên một cột báo Anh ngữ. Nhân cái chết bất th́nh ĺnh ở Sàig̣n của anh Michael Huỳnh Công Anh ở Sàig̣n, Việt-Nam, người viết xin gợi lại các chết cô đơn của một người đàn bà phải rời xa nhà, xa quê hương miền Nam để rheo chồng về Mỹ, mà có lẽ khi ấy miền Nam vẫn là Việt Nam Cộng ḥa, vẫn là quê hương yêu dấu của nhiều người khi họ phải ra đi. Không những đề so sánh hai các chết cô cùng của 2 người Việt, một nam, một nữ, một ở Việt-Nam, một ở nước ngoài, nhưng khi nhắc đến phái nữ tác giả cũng gợi nhớ đến những người con gái Việt Nam trẻ v́ hoàn cảnh phải làm những đám cưới bất đắc dĩ, rồi theo chồng ngoại quốc đi về những vùng cô liêu xa xôi. u đây cũng là cách so sánh h́nh ảnh của những cái chết lẻ loi và cô tịch của những người chọn một nơi xa lạ làm quê hương. Đương nhiên cái chết của anh Michael Huỳnh là cái chết trên quê hương, nhưng không ai biết sau khi rời bỏ San Francisco, nơi anh đă chọn làm quê hương thứ hai, lấy vợ mua nhà và sanh con ở Hoa kỳ, anh Michael có hạnh phúc, có an b́nh với cuộc sống mới ở Việt-Nam không? Trong khi đó cô Kathy Nguyễn trong bài này rời ḅ quê hương khói lửa đề sống một cuộc đời ở một đất nước văn minh, không hiểu có hạnh phúc? Tác giả thắc mắc có ai thật sự hiểu được nỗi ḷng của một người xa xứ?
Có ai biết được trong hai cách chết, có người nào đă thật sự thoải mái, hài ḷng với quăng đời của ḿnh trước khi họ ra đi một cách bất đắc kỳ tử?
Trong những đêm tiết Đông giá lạnh, tôi xin thắp một nén nhang ḷng cho những người xa một nơi ḿnh gọi là nhà, xa người thân và t́nh thương.
____________________ _________________
Sinh ở đâu mà dạt bốn Phương?
Trăm con cười nói tiếng trăm ḍng
Mai sau nếu trở về Quê cũ
Hy vọng ta c̣n tiếng khóc chung.
- Viên Linh, “Thủy Mộ Quan”
Where were we born but now scattered to the four winds?
A hundred children speaking a hundred tongues
Tomorrow in the motherland we meet
Will we cry the same speech of tears?
- Viên Linh, “A Watery Grave”
Mỗi năm khi gió Đông về, trong cái rét buốt tĩnh lặng tinh sương của buổi sáng tôi thầm hỏi những ǵ c̣n cô đọng trong óc đêm qua có đang nhỏ thấm xuống tâm thức ḿnh những giọt sầu? Có phải một số người – quá bận rộn t́m hơi ấm cho thân thể trong giá lạnh đêm thâu – không có thời gian để suy tư về sự hiện hữu của cuộc sống lưu vong của ḿnh?
Gần đây trong tâm tưởng, tôi h́nh dung đến các phụ nữ Việt Nam trẻ theo chồng lưu lạc đến các nẻo đường xa lạ trên thế giới, không quen thuộc với các ngôn ngữ và phong tục của chú rể mới của ḿnh. Tôi muốn nói đến những nơi chốn mà họ đang sống trong sự cô lập, ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan hay miền Tây xa xôi của Trung Quốc, nơi hàng ngàn cô dâu trẻ Việt đang cố hội nhập vào cuộc sống xa nhà.
Thời gian gần đây, suy tư của tôi lại quay về một người phụ nữ Việt Nam đă đi theo chồng, một người lính Mỹ tham chiến xa quê nhà, và rốt cuộc đă về đến Hoa kỳ để cuối cùng dừng chân tại New York. Cô ấy đă qua đời vào ngày 31 tháng 10 năm 2001. Nhân cái chết bất đắc kỳ tử của một người bạn, một người đàn anh ở Sàig̣n cách đây không lâu, các sự kiện xa xưa đó, nhưng có lẽ cũng không hiếm trong cuộc sống của người Việt tha hương – hay cái chết của một số người – đă quay về trĩu nặng trong tâm tư tôi.
Buổi sáng thứ Tư oan khiên đó, đang bước đến lớp từ băi đậu xe, một cô bạn đồng nghiệp đi cùng hỏi: “Anh có biết cái chết v́ chất độc Anthrax đầu tiên ở Mỹ là của một cư dân người Việt ở New York không?”
“Vậy sao?”
“Đúng thế, cô ấy có cùng họ với anh đó: N-G-U-Y-E-N,” cô đánh vần từng chữ như minh xác cho điều ḿnh nói.
“Có phải người đó làm tại một bệnh viện ở Bronx mà tôi vừa nghe tin trên đài NPR?”
“Ừ-hứ. H́nh như tên cô là Kathy Nguyễn,” người bạn đồng nghiệp dạy môn Khoa học cho biết.
Tôi chỉ lắc đầu, không ngờ chuyện khủng bố đă đi đúng một ṿng oan nghiệt! Sau này khi xem “Good Morning America,” tôi thấy hàng xóm của cô Kathy Nguyễn, bà Anna Rodriguez, kêu gọi thân nhân của cô Kathy hăy bước tới để giúp chuẩn bị tang lễ.
Vài ngày sau, trên truyền h́nh, tôi lại xem tthấy hàng xóm Bronx khiêng chiếc quan tài của cô, phía trên được phủ bằng một lá cờ của Việt Nam Cộng hoà cũ. Tôi thấy không có thân nhân người Việt nào. Không bóng dáng một người Việt nào trong tầm mắt. (Báo chí Mỹ toan tin rằng Kathy Nguyễn có một người anh ở Pháp và một người bà con ở Seattle.) Tôi nuốt nước mắt trước nghĩa cử đầy t́nh thương và tương trợ của người Mỹ địa phương, rồi bỗng thấy hoang mang tại sao gia đ́nh cô đă không đến. Lời nói của người bạn Mỹ c̣n văng vẳng bên tai:
“Đừng lo, họ sẽ đến. Người Á đông có thể không ăn mừng ngày sinh nhật nhưng họ quan tâm đến ngày chết. Anh đă nói với tôi như thế, nhớ không? “
Cô trấn an khi tôi lo ngại rằng không có ai, đặc biệt là người Việt Nam, phải chịu một cái chết cô đơn, lẻ loi không người thân nào tụ tập chung quanh, tiễn đưa họ về bên kia thế giới.
Tôi biết rằng trong cái chết, khi chúng ta phải đối mặt với thử thách cuối cùng, người Việt cũng mong ước được người thân yêu thắp cho một nén nhang, đốt một ngọn nến, hoặc th́ thầm một lời cầu nguyện. Chúng ta tin rằng vong linh của người ĺa trần sẽ lang thang vô tận nếu người quá cố không được người thân chăm lo trong cái chết.
H́nh ảnh những đám tang đầy nước mắt và các thầy tu tụng kinh miên man tràn ngập tâm trí tôi; gia đ́nh giàu thậm chí c̣n thuê những người khóc mướn khóc trong đám tang để cho thấy họ thương xót người khuất bóng đến dường nào, có lẽ họ muốn bù đắp cho t́nh nghĩa cạn cợt của gia đ́nh không màng đến người ra đi khi họ c̣n sống.
Nhưng đây cô Kathy Nguyễn, bị đẩy vào một cuộc sống rất Mỹ này, ập ngay vào ḷng của New York, nửa ṿng trái đất từ quê hương cũ của ḿnh, v́ một động cơ nào mà không có ai ngoài bản thân cô ra có thể xác định được. Cô mất hầu hết những người thân trong chiến tranh Việt Nam. Kết hôn với một quân nhân Mỹ và đến Mỹ vào năm 1977 không có ǵ hơn ngoài bộ áo quần trên thân.
Có lẽ cuộc sống của cô sẽ không điển h́nh như vậy, nếu cô đă kết hôn và sống trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn như Little Saigon?
Nhưng rốt cuộc có bao nhiêu điều được xem là điển h́nh trong cuộc sống trốc rễ, xuyên-phong-tục Mỹ này, khi người ta không rơ lư do nào đă đưa đẩy cô chọn một cuộc sống xa rời cộng đồng của ḿnh như thế?
Quăng đời cô không có ǵ thừa thải ngoại trừ những điều quan thiết nhất – một người chồng cũ, kỷ ức đau buồn của chiến tranh, và một người con trai đă bỏ mạng v́ tai nạn ô tô – mà trong một cuộc sống b́nh thường khác sẽ không làm cho hoàn cảnh gia đ́nh quá đỗi khác thường. Nhưng ngay trong ẩn dụ của một cuộc sống rất thường t́nh đó điều này đă trở nên thật thất thường trong cái chết.
“Chúng tôi không thể t́m thấy bất kỳ một người thân nào trong gia đ́nh đến nhận xác cô, nhưng chúng tôi là gia đ́nh của cô,” Mục sư Carlos Rodriguez nói tại tang lễ của cô ở thánh đường Công giáo St. John Chrysostom ở New York, được các quan chức thành phố và những người sống gần cô Kathy đến dự.
Một câu hỏi bất diệt hằng ám ảnh người sống đă tiễn chân cô đi nhưng vẫn chưa được trả lời: Cô Kathy có hạnh phúc không, cô có bằng ḷng với cuộc sống giữa những người xa lạ không? Hoặc giả cô có chọn lựa nào trong một cuộc đời khiêm tốn như vậy, không có chuyện cao xa ǵ xảy ra – làm việc 20 năm trời mà không nghỉ một ngày – rằng trong cái chết, cô đang phải đối mặt với một t́nh huống, một phần số rất buồn, rất người: thiếu vắng một bàn tay ấm áp và thân yêu của gia đ́nh?
“Tôi nghĩ rằng Chúa đă mang cô đi v́ cô đă quá cô độc,” Jenny Espranal, người hàng xóm bên cạnh, biết Nguyễn đă 10 năm, nói thế.
Cho nên cuối cùng, các điều kiện xă hội đó đă định h́nh nỗi tang thương của một dân tộc, chẳng hạn như cộng đồng người Việt di cư 40 năm qua với 3,5 triệu người rải rác khắp nơi trên thế giới, buộc chúng ta phải đối mặt với tính phổ quát của thân phận con người.
Quê hương đâu khi quê hương – bị tàn phá bởi chiến tranh và những giáo điều – buộc người Việt phải t́m nơi nương náu ở một nơi xa lạ đến như vậy?
vbf @ sưu tầm