VBF-Vụ việc vừa qua của người phụ nữ gốc Việt bị ung thư rồi đă qua đời không chỉ làm cộng đồng người Việt quan tâm. Tại báo Washington Post cũng có nhà báo đă biết đến và quan tâm đến việc này. Cũng chính bởi v́ ông cũng là trường hợp cũng có mẹ là người tỵ nạn tới Mỹ và mắc bệnh ung thư.
Max Boot (Cfr.org)
Sự việc bà Helen Huỳnh từ trần mới đây không chỉ được chú ư trong cộng đồng người Việt tại Quận Cam, mà ngay cả nhật báo Washington Post ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn cũng quan tâm đến cái chết của người phụ nữ Mỹ gốc Việt này. Trong một bài b́nh luận đăng trên báo Post ngày thứ Sáu, 2 tháng Hai, 2018, bỉnh bút gia Max Boot đă viết về trường hợp của bà Helen và chính sách di trú đang được thi hành tại Hoa Kỳ.
Ông Max Boot là một chuyên gia cao cấp về an ninh quốc gia tại Hội Đồng Ngoại Vụ (Council on Foreign Relations), một tác giả “best-seller” và đă viết cuốn “Con Đường Không Được Đi: Edward Lansdale và Thảm Kịch Hoa Kỳ tại Việt Nam” (The Road Not Taken: Edward Lansdale and the American Tragedy in Vietnam).
Dưới đây là phần lược dịch bài viết của ông Max về bà Helen Huỳnh với tựa đề We didnt put this American first. She died because of it.
Phần hay nhất trong bài diễn văn về T́nh H́nh Quốc Gia của Tổng Thống Trump là tất cả những ai được ông nhắc tên và tŕnh diện trong đại sảnh Hạ Viện tại Quốc Hội, từ những người lính anh hùng, một người Bắc Hàn đạo tị, cho đến một ông thợ hàn được hưởng lợi nhờ kế hoạch giảm thuế của ông Trump.
Lẽ đương nhiên những người khách ấy đă được chọn để hỗ trợ cho những quan điểm gây tranh luận của ông, kể cả thái độ thù ghé của ông đối với những di dân không đến nước Mỹ từ Na Uy. Trong những người được ông Trump nhắc tên có hai gia đ́nh có con gái bị sát hại bởi những người thuộc băng đảng MS-13 bị liên kết với di dân, mặc dù những di dân hợp pháp cũng như bất hợp pháp thường không gây tội ác nhiều hơn so với người sanh ra ở Mỹ.
Có một số người mà tôi nghĩ lẽ ra tổng thống cũng nên mời họ đến nghe bài diễn văn của ông: đó là ba con gái của bà Helen Huỳnh.
Bà Helen Huỳnh là ai? Bà là một công dân Mỹ, một trong những người mà Tổng Thống Trump nói rằng việc bảo vệ cho công dân là “nhiệm vụ thiêng liêng” của ông. Bà từ trần vào ngày thứ Sáu tuần qua (26 tháng Giêng, 2018), một phần là v́ chính sách hạn chế visa của chính phủ Hoa Kỳ.
Bà Helen Huỳnh cùng chồng Huỳnh Viện và cháu ngoại. (Yvonne Murray)
Bà Helen là một người từ Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ. Bà đến Nam California vào năm 1991 cùng với chồng là ông Huỳnh Viên, người từng chiến đấu trong quân đội Việt Nam Cộng Ḥa cùng với quân đội Mỹ. Sau khi Sài G̣n thất thủ, ông trải qua tám năm trong một trại tù cải tạo tàn bạo, bị hành hạ tra tấn. Ông bà Viên có hai cô con gái trước khi sang Mỹ và thêm một cô nữa sau khi đến đây. Cô út Tiffany lúc này 25 tuổi, sinh ra mắc hội chứng Down. Bà Helen là người chăm sóc chính của cô. Ông Viên từng làm những công việc lặt vặt như giao báo và bánh pizza để nuôi gia đ́nh.
Cách đây một năm, ở tuổi 61, bà Helen được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu (leukemia). Các bác sĩ kết luận rằng việc ghép tế bào gốc là cách thức duy nhất có thể cứu sống bà. Các cuộc xét nghiệm cho thấy chỉ có em gái của bà hiện sống ở Việt Nam mới có tế bào phù hợp hoàn hảo để giúp bà được chữa bệnh. Cô em đó chỉ cần bay sang Mỹ là mọi chuyện sẽ ổn, trừ khi các viên chức ṭa lănh sự Hoa Kỳ không cấp visa cho cô. Thế nhưng cô bị từ chối ba lần.
Ṭa lănh sự Mỹ tại Việt Nam lo ngại rằng em gái của bà Helen sẽ không trở về lại Việt Nam, mặc dù cô ấy có một cơ sở kinh doanh và một gia đ́nh ở đó. Cuối cùng dưới áp lực từ các nhà lập pháp California, visa đă được cấp, nhưng thời gian trôi qua đă làm giảm mức xác suất thành công của việc cấy ghép tế bào gốc. Bà Helen đă chết cách đây một tuần.
Đây là một bi kịch mà tôi thông cảm một cách sâu đậm hơn hầu hết mọi người. Mẹ tôi cũng là một người tị nạn trốn thoát cộng sản, trong trường hợp của bà là từ Nga Sô (nơi tôi sinh ra năm 1969). Bà cũng đă trở thành công dân Mỹ, và bà cũng đă có một cuộc sống lâu năm và tạo nhiều thành quả ở Nam California, bà giảng dạy mấy thế hệ sinh viên đại học. Hồi tháng Tám năm ngoái, cách mấy tháng sau bà Helen, mẹ tôi cũng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Các bác sĩ của bà hy vọng rằng phương pháp trị liệu hóa học và chữa bệnh bằng thuốc thử nghiệm sẽ mang lại sự thuyên giảm, và tạo điều kiện cho một cuộc cấy ghép tế bào gốc cứu mạng. Ngay cả tôi cũng đă được xét nghiệm để xem có thể là người hiến tặng tế bào gốc hay không. Nhưng tôi chỉ phù hợp được 50 phần trăm mà thôi.
Cuối cùng điều đó không quan trọng: Trị liệu hóa học đă không thành công, và không thể cấy ghép tế bào được nữa. Hiện nay mẹ tôi c̣n sống và vẫn c̣n linh hoạt ở tuổi 71, nhưng gia đ́nh và bạn bè của bà đau ḷng v́ không c̣n cách để chữa bệnh cho bà. Nhưng ít nhất chúng tôi biết rằng các bác sĩ đă ra sức làm mọi việc có thể làm được. Thật là tệ khi biết rằng một cuộc trị bệnh có thể có được, nhưng bị cản trở bởi chính phủ của chúng ta.
Sự điên rồ trong thủ tục hành chánh đă góp phần giết chết bà Helen Huỳnh, và sự điên rồ này có thể xảy ra trong bất kỳ chính phủ nào. Nhưng điều đó có lẽ dễ xảy ra hơn dưới thời có một tổng thống xem di dân là những kẻ xấu, và hô hào cho những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn người từ nước khác đến Mỹ. Các viên chức ṭa lănh sự tại Việt Nam chẳng qua là chỉ làm theo chỉ thị họ nhận được.
Trường hợp đau ḷng của Helen chỉ ra điều mà Trump không bao giờ đề cập đến: giá phải trả quá cao khi chúng ta đóng cửa không tiếp nhận những người mới đến. Một phần của sự tổn hại đó là nền thịnh vượng bị đánh mất; di dân - hợp pháp và bất hợp pháp - đều cần cù làm việc và sáng tạo, giúp giữ cho lực lượng lao động được trẻ trung và nền kinh tế của chúng ta được tiếp tục sinh động. Một phần của sự tốn kém đó là nền an ninh; nhiều di dân, trong số đó có những người không phải là công dân, phục vụ trong quân đội chúng ta, và cung cấp các năng khiếu không thể thay thế được về ngôn ngữ và văn hóa, cho các cơ quan t́nh báo và thực thi công lực của chúng ta.
Phần khó định lượng hơn của mức tổn hại: Những biện pháp hạn chế di dân ngăn cản không cho các gia đ́nh được đoàn tụ tại Hoa Kỳ (thông qua điều mà ông Trump gọi, theo lối ngôn từ chủ trương dành ưu tiên những người sinh ra tại Mỹ, là “di cư theo kiểu dây chuyền”) và phân ly các gia đ́nh Mỹ. Có quá nhiều người như Jorge Garcia, một người chuyên làm cảnh quanh sân vườn, có vợ và hai đứa con sống ở Detroit trong 30 năm; ông bị trục xuất về lại Mễ Tây Cơ v́ ông đến Mỹ bất hợp pháp khi c̣n bé. Cái chết của bà Helen Huỳnh chỉ là một phiên bản của trường hợp như ông Jorge nhưng tai hại hơn: giá cao mà chúng ta phải trả cho những biện pháp hạn chế di dân.
Đây là điểm căn bản mà ông Trump không hiểu, được cho thấy trong bài diễn văn T́nh H́nh Quốc Gia. Ngăn chặn hầu hết di dân đến Mỹ hoặc đá họ ra ngoài sẽ làm giảm sự vĩ đại của đất nước chúng ta.