Cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà quyết đă định từ Đức về lại Việt Nam, khiến bị ch́nh quyền Hà Nội chối không cho nhập cảnh và tống cô Lê Thu Hà sang Bangkok để trở về lại Đức, v́ vậy dư luận trên mạng xă hội tranh căi quanh vụ việc này.
Bà Lê Thu Hà được cho là bị trầm cảm do thiếu thốn t́nh cảm trong thời gian sống ở Đức
"Tôi vừa tranh luận với một nam giới cũng tham gia đấu tranh dân chủ về Lê Thu Hà." nhà báo Sương Quỳnh nói với BBC hôm 22/11.
Theo thông tin mới nhất từ luật sư Nguyễn Văn Đài, sau khi bị Việt Nam từ chối không cho nhập cảnh, bà Lê Thu Hà hiện đă trở lại Đức an toàn vào sáng 22/11 theo giờ Đức.
Cảm thông
Bà Sương Quỳnh là một trong một số các ư kiến ủng hộ bà Lê Thu Hà, cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, sau làn sóng chỉ trích bà Hà trên Facebook.
Bà Thu Hà và luật sư Đài bị chính quyền Việt Nam trục xuất sang Đức hồi tháng Sáu trong khi đang thi hành án tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
"Qua chuyện Thu Hà quyết định về nước, về pháp lư th́ càng cho thế giới thấy nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm điều 14 và 15 trong Tuyên ngôn Quốc Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc như thế nào," bà Quỳnh nói.
"Đọc những lời chỉ trích Hà, trong đó có cả những lời ác độc hoặc thể hiện nhận thức kém cỏi, chúng tôi - những người đấu tranh - thấy cần phải nỗ lực hơn trong việc khai dân trí."
"Nếu thực sự Hà quyết định về tôi ủng hộ, v́ Hà đặt t́nh yêu đất nước và gia đ́nh hơn tị nạn xứ người, dù Hà biết về nước có thể bị ngăn chặn hoặc bị bỏ tù."
Về lư do bà Thu Hà quyết định quay lại Việt Nam, nhà báo Sương Quỳnh nói:
"Tôi đoán là do Hà cảm thấy cô đơn ở xứ người, mà cô đơn th́ càng dễ bị trầm cảm."
"Ai cũng có nhu cầu được yêu thương, đặc biệt là phụ nữ. Họ chính là những người dễ bị tổn thương. Người phụ nữ đi theo con đường tranh đấu khó khăn hơn nam giới v́ ràng buộc nhiều bởi t́nh cảm."
"Đáng lẽ ra cánh đàn ông nh́n thấy thế phải xấu hổ tự vấn bản thân sao để chị em phải đấu tranh hay xuống đường. Đằng này nhiều ông tỏ vẻ xúc phạm khi người phụ nữ đấu tranh phải vô tù, rồi bị trầm cảm. Đây là điều tôi thấy cay đắng cho dân tộc và cho giới phụ nữ Việt Nam," bà Sương Quỳnh nói với BBC từ Sài G̣n.
Một số nhà đấu tranh dân chủ khác như Phạm Đoan Trang, Trịnh Kim Tiến cũng lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ bà Lê Thu Hà, và chỉ trích các ư kiến chỉ trích bà Hà.
Nhà báo Phạm Đoan Trang viết: "Nhiều người (đa số ở hải ngoại) chửi mắng cựu tù nhân lương tâm Lê Thu Hà sau khi cô ấy tự ư mua vé máy bay trở về Việt Nam. Lư lẽ chủ yếu mà những người này sử dụng là "đang ở nơi sướng thế mà không chịu ở, lại quay đầu về Việt Nam, rơ ngu".
"Thật không hiểu nổi suy nghĩ của họ."
"Họ quên rằng Lê Thu Hà là cựu tù nhân lương tâm, rằng cô ấy từng bị cộng sản bỏ tù 2,5 năm, ngồi chờ án trong xà lim 6m2 cho hai người với ba lần cửa sắt - không khác ǵ cái cũi."
"Họ quên rằng cô ấy là một phụ nữ chưa có gia đ́nh, một nhà thơ nữ với tâm hồn đa cảm, lăng mạn. Trên tất cả, cô ấy là một phụ nữ trẻ vô tội."
"Họ quên rằng cô ấy đang là một bệnh nhân với nhiều biểu hiện trầm cảm sau 2,5 năm tù. Trầm cảm là bệnh, nó không liên quan ǵ đến sự yếu đuối về tinh thần hay nỗi sợ, sự hèn nhát, tâm lư bi quan... Và đă là bệnh th́ cần được chữa trị, Lê Thu Hà cần được quan tâm, chăm sóc, thương yêu hơn bao giờ hết."
"Họ quên rằng Lê Thu Hà cũng như mọi công dân khác đều có quyền tự quyết định cuộc đời ḿnh, quyền tự do đi lại, quyền có quan điểm. Ai cho phép họ phán xét người khác và chửi người ta là ngu, là hai mang, chỉ v́ "sướng thế mà không chịu ở, lại quay đầu về Việt Nam".
C̣n bà Trịnh Kim Tiến th́ bày tỏ rằng bà không phản đối cũng không ủng hộ quyết định về việt Nam của bà Lê Thu Hà mà chỉ mong "mọi người hăy tôn trọng chị ấy và những mất mát chị ấy đă trải qua. Hăy hiểu rằng mẹ và quê hương là điều quư nhất".
Chỉ trích
Tin bà Lê Thu Hà quyết định từ Đức về lại Việt Nam chỉ vài tháng sau khi đặt chân tới nước này đă làm dấy lên làn sóng chỉ trích trên mạng xă hội.
Tài khoản Nguyễn Xuân Nghĩa viết rằng nếu ông được sang Đức từ lúc 30 tuổi th́ ông đă làm đủ thứ việc như học tiếng Đức, đọc sách lịch sử, văn hóa, đi du lịch, xem đá bóng... Và rằng "lấy đâu ra thời gian trầm cảm!"
"Đó là không tham gia đấu tranh. C̣n nếu tham gia th́ không có thời gian để ăn cơm," ông Nghĩa viết.
Tài khoản tên V́ b́nh yên xứ Nghệ cho rằng "Lê Thu Hà phơi bày bộ mặt giả tạo", khi ở trong tù th́ t́m mọi cách sang trời Tây. Khi không trụ lại được th́ "lấp liếm" để quay về.
"Việc Lê Thu Hà chống phá cực đoan để được sang Đức rồi vỡ mộng nơi xứ người, xin về Việt Nam nhưng tất nhiên chúng ta không c̣n chấp nhận một kẻ phản bội là cái tát đau đớn nhất vào bộ mặt giả tạo của đám chống phá với cái danh "yêu nước", tài khoản này viết.
Một số Facebooker khác thậm chí dùng những từ ngữ nặng nề để chỉ trích việc bà Hà quay về Việt Nam.
Cũng có một số ư kiến khác vừa bày tỏ chỉ trích, vừa tỏ ra thông cảm, như nhà văn Nguyễn Tường Thụy.
Ông Nguyễn Tường Thụy viết trên Facebook cá nhân: "Về việc Lê Thu Hà về Việt Nam, hầu như ai cũng biết được trước sẽ bị tống xuất ngược trở lại."
"Nếu Hà không biết, tưởng muốn về là về được th́ quả là Hà có ngây thơ."
"C̣n nếu Hà biết trước nhưng vẫn cứ làm th́ mục đích của Hà là ǵ, điều này có thể Hà sẽ có tâm sự sau. C̣n tôi chỉ đặt ra các giả thiết chứ không cần trả lời, cho dù có khó hiểu."
"Việc làm của Hà, ḿnh Hà chịu, như mất thời gian, công sức, tiền vé hoặc có thể ảnh hưởng tâm lư, chứ Hà không làm phiền ai. Có phiền th́ chỉ phiền đến nhà cầm quyền mà thôi. Cũng chẳng v́ thế mà ảnh hưởng đến phong trào dân chủ."
"Nếu Hà về v́ muốn chăm sóc mẹ, muốn sống ở Việt Nam th́ đó là t́nh cảm đáng trân trọng."
"Tôi buồn v́ thấy có những chỉ trích nhằm vào Hà. Về việc này, với cháu, tôi chỉ thấy thương xót và cảm thông."
Ước muốn trở về không thành
Luật sư Đài và bà Lê Thu Hà bị giới chức bắt hồi 12/2015
Hôm 20/11, có tin bà Lê Thu Hà, cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài, thành viên Hội Anh em Dân Chủ đồng thời là cựu tù nhân lương tâm, đă tự mua vé máy bay từ Đức về Việt Nam chỉ vài tháng sau khi bị chính quyền Việt Nam trục xuất.
Thế nhưng hôm 21/11, bà Hoàng Thị B́nh Minh, mẹ của bà Lê Thu Hà, nói với BBC rằng cả nhà đang lo lắng cho tính mạng bà Thu Hà. Và rằng bà Hà ở Đức "thiếu thốn t́nh cảm, giống như bị trầm cảm".
Hồi tháng 6/2018, bà Hà cùng vợ chồng Luật sư Đài được đưa ra khỏi nhà tù, tới thẳng sân bay quốc tế Nội Bài để rời Việt Nam đi tỵ nạn tại Đức.
Bà Thu Hà và luật sư Đài bị bắt năm 2015. Sau đó, bà Hà chịu án 9 năm tù và 2 năm quản chế. Luật sư Đài chịu án 15 năm tù 5 năm quản chế. Cả hai bị kết tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".