Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đă lặng lẽ rút lại quyết định trục xuất một số người nhập cư gốc Việt đă sinh sống nhiều năm ở Mỹ, đó là những người Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 tháng 7 năm 1995 - ngày mà hai nước cựu thù thời chiến tái lập quan hệ ngoại giao - sẽ không bị trục xuất, khiến cựu đại sứ Mỹ “rất vui điều đó.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius.
Ông Ted Osius hồi đầu năm nay từng công khai chuyện “từ chức” v́ bất đồng với chính sách của Tổng thống Trump, sau khi “bị ép” về kế hoạch trục xuất người gốc Việt mà ông nói “không có tổ quốc để trở về”.
Ông Trump vẫy chào từ chuyên cơ Air Force One. |
Khi được hỏi cảm nghĩ về những hệ lụy xảy ra đối với ḿnh sau khi lên tiếng phản đối bước đi của Nhà Trắng, cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ có nhiều duyên nợ với Việt Nam hôm 27/11 nói với VOA Việt Ngữ rằng ông “có thể nh́n vào mắt con ḿnh và nói với chúng rằng cha chúng đă làm điều đúng đắn vào thời điểm khó khăn”.
Ông Osius nói thêm rằng ông cũng “có thể đối mặt với gia đ́nh những người có lẽ đă bị trục xuất và cảm thấy tự hào rằng tôi đă chọn lên tiếng”.
“Đối với tôi, im lặng không phải là một lựa chọn đúng luân thường đạo lư và có đạo đức”, cựu đại sứ Mỹ, hiện là cố vấn cấp cao của tập đoàn tư vấn Albright Stonebridge Group, nói.
Tôi có thể nh́n vào mắt con ḿnh và nói với chúng rằng cha chúng đă làm điều đúng đắn vào thời điểm khó khăn.
Ông Osius nói. |
Trong bài viết có tựa đề “Lên tiếng” trên trang của Hiệp hội các Nhà ngoại giao Mỹ hồi tháng Tư, ông Osius nói rằng ông “được yêu cầu phải thúc ép chính phủ ở Hà Nội nhận từ Mỹ hơn 8 ngh́n người, phần lớn từng bỏ chạy khỏi Miền Nam Việt Nam bằng thuyền những năm sau cuộc chiến”.
“Phần lớn những người bị nhắm mục tiêu trục xuất, đôi khi v́ các vi phạm nhỏ nhặt, là người tị nạn từng sát cánh với Mỹ, những người trung thành với lá cờ của một quốc gia không c̣n tồn tại. Và họ bị 'đưa trở lại' nhiều năm sau tới một quốc gia do chính quyền cộng sản nắm quyền mà họ chưa bao giờ ḥa giải. Tôi lo ngại nhiều người sẽ trở thành các trường hợp dính tới nhân quyền và chính phủ của chúng ta có lỗi”, cựu đại sứ Mỹ viết.
Ông Osius nói với VOA Việt Ngữ rằng ông “không nghĩ người dân Mỹ ủng hộ việc trục xuất những người tị nạn chiến đấu bên cạnh lính Mỹ những năm 60 và 70 ở Việt Nam hoặc con cái của các binh sĩ Mỹ”.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một hiệp định nhận trở lại công dân Việt được Hà Nội và Washington kư năm 2008 “không áp dụng đối với những công dân Việt Nam đă đến Hoa Kỳ trước ngày 12/7/1995, ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao”.
Ông Osius, bạn đời và con trong một sự kiện năm 2015. |
Đại diện của Việt Nam từng nói với VOA tiếng Việt rằng “việc tiếp nhận trở lại công dân Việt Nam là vấn đề quan trọng được Việt Nam và Hoa Kỳ thảo luận nghiêm túc”.
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà nói tiếp rằng các cuộc thương thảo được thực hiện “trên cơ sở các thỏa thuận giữa hai bên, luật pháp và thông lệ quốc tế, trong đó có Hiệp định kư năm 2008 giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam về việc nhận trở lại công dân Việt Nam, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của công dân, phù hợp với quy định pháp luật của hai nước”.
Phía chính quyền của Tổng thống Trump cho rằng những ai vi phạm pháp luật của Mỹ không thuộc diện trên, theo The New York Times.
Ông Osius nói rằng "t́nh h́nh chính trường [Mỹ] đă thay đổi". |
Tờ nhật báo này cũng dẫn lời phát ngôn viên Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ Katie Waldman nói về “các lỗ hổng nguy hiểm và các phán quyết sai lầm của ṭa án”, buộc chính phủ phải thả “các tội phạm đầy bạo lực” thay v́ trục xuất họ.
Khi được hỏi về chuyện trục xuất người Mỹ gốc Việt trong tương lai, cựu Đại sứ Osius nói rằng “t́nh h́nh chính trường [Mỹ] đă thay đổi”.
“Khi phe Dân Chủ lên đảm nhiệm vai tṛ lănh đạo Hạ viện [vào đầu năm 2019], họ sẽ lấy ghế từ các dân biểu Cộng ḥa đại diện khu vực Nam California và các vùng khác nơi lá phiếu của các cử tri Mỹ gốc Việt đóng vai tṛ sống c̣n”, ông nói.
“Tôi nghĩ sẽ khó cho chính quyền của ông Trump lại t́m cách trục xuất người mà không bị công chúng và Quốc hội soi xét”.