Trong 3 tuần qua, nước Pháp trải qua những ngày căng thẳng. Biểu t́nh diễn ra ở nhiều nơi nhưng chủ yếu vẫn là Paris. Người Việt ở đây sống thế nào?
Lan Anh cho hay người dân Paris chỉ cần tránh đến khu vực biểu t́nh vào cuối tuần c̣n mọi sinh hoạt và giao thông không bị ảnh hưởng ǵ.
Bạo loạn ở Khải Hoàn Môn, Paris.
20h tối 3/12, Lan Anh lái xe qua đại lộ Champs Elysees ngập tràn không khí mùa lễ hội cuối năm. Hàng cây hai bên đường được trang trí rực rỡ và các cửa hiệu hạng sang vẫn lấp lánh ánh đèn. Khung cảnh ở khu trung tâm nổi tiếng của Paris khiến khó ai nghĩ rằng nơi này vừa diễn ra một cuộc bạo loạn lớn nhất 5 thập kỷ.
"Nếu không đọc báo, xem tin tức, mọi người sẽ vẫn thấy đại lộ Champs Elysees như bao ngày", cô gái Việt đang làm việc cho một công ty nội thất chia sẻ với *********. Cửa hàng của công ty cô cũng nằm trên con đường này và vẫn mở cửa khi biểu t́nh diễn ra vào cuối tuần qua.
Lan Anh cho hay sau khi làn sóng biểu t́nh bùng phát từ vài tuần trước nhằm phản đối chính sách tăng thuế nhiên liệu, giới chức Paris bắt đầu thắt chặt việc kiểm soát an ninh.
"Cuộc biểu t́nh vào thứ 7 vừa rồi là biểu t́nh hợp pháp. Theo báo chí địa phương, từ hôm trước, lực lượng chức năng đă kiểm tra khu vực diễn ra biểu t́nh. Các cửa hàng gần đó đặt rào chắn phía trước, thu gọn mái che, dọn dẹp bàn ghế trên vỉa hè", Lan Anh kể. "Tuy nhiên, bạo loạn nổ ra khi lượng người biểu t́nh quá đông và tràn sang khu vực khác rồi đụng độ với cảnh sát chống bạo động".
Hơn 260 người bị thương và hơn 400 người đă bị bắt sau vụ bạo loạn. Những h́nh ảnh trên báo chí quốc tế cho thấy trung tâm Paris bị biến thành một băi chiến trường hoang tàn, ch́m trong khói lửa. Tuy nhiên, theo những ǵ Lan Anh quan sát, chỉ khu vực Khải Hoàn Môn bị hư hại c̣n những nơi khác không bị ảnh hưởng ǵ nhiều. Paris có 14 tuyến tàu điện ngầm trong nội thành th́ chỉ có tuyến 1 và 6 bị đóng cửa một số bến đi qua khu vực có biểu t́nh vào cuối tuần.
"Sau cuộc biểu t́nh ngày thứ 7, đến chủ nhật mọi thứ đă trở lại b́nh thường. Biểu t́nh chỉ diễn ra vào cuối tuần, c̣n trong tuần cuộc sống ở Paris vẫn không có ǵ thay đổi", Lan Anh, người đă sống ở đây 6 năm, cho biết thêm. "Cộng đồng người Việt chủ yếu tập trung ở quận 13 và 16, cách xa nên không bị ảnh hưởng".
Lan Anh tại Paris. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trâm Anh, một sinh viên người Việt, cho biết sau vài lần được chứng kiến hoặc đọc qua báo đài về các cuộc biểu t́nh ở Paris, cô nhận thấy hoạt động này hầu như diễn ra ôn ḥa với mục đích chính là để nói lên nguyện vọng và nhận được sự chú ư của truyền thông.
"Tôi thấy Pháp là một đất nước dân chủ, những cuộc biểu t́nh trong hoà b́nh và ư kiến của người dân luôn được chào đón", cô nói. "Tuy nhiên, cuộc biểu t́nh của Gilets Jaunes - Những người Áo Vàng diễn biến xấu đi khi có những người lợi dụng thời điểm nóng này để đập phá, gây thiệt hại. Trong vài tuần đầu, biểu t́nh chỉ diễn ra vào thứ 7 và vẫn ôn hoà, chỉ có đường quốc lộ bị tắc nghẽn, đến tuần thứ ba th́ bạo loạn xảy ra".
Trước những thông tin khiến người thân ở Việt Nam lo lắng, Trâm Anh phải thông báo rơ t́nh h́nh và trấn an gia đ́nh. Hiện nữ sinh ngành ngôn ngữ vẫn đi học như b́nh thường và háo hức chờ đón Giáng sinh thứ hai trên đất Pháp.
"Sau một ngày bạo động, đường sá và các phương tiện được dọn dẹp, mọi người lại đi học đi làm, t́nh h́nh không quá căng thẳng và đáng lo sợ", Trâm Anh cho biết.
Chính sách cải cách gây tranh căi
Làn sóng biểu t́nh ở Pháp khởi phát từ một cuộc tuần hành ḥa b́nh cách đây gần hai tuần, khi gần 300.000 người ở nhiều thị trấn nhỏ, thôn quê xuống đường phản đối t́nh trạng sinh hoạt phí tăng cao, đặc biệt là chính sách tăng thuế xăng dầu mà Tổng thống Emmanuel Macron thông báo hồi đầu năm.
Từ nỗi bức xúc ban đầu về thuế xăng dầu, phong trào "Áo Vàng" dần quy tụ đông đảo mọi giai tầng trong xă hội, rồi lan nhanh trên khắp nước Pháp mà không có một nhóm lănh đạo rơ ràng nào, quy tụ chủ yếu những người ôn ḥa, nhưng cũng kéo theo không ít phần tử cực hữu lẫn những người thuộc phe cực tả.
Lan Anh cho hay các đồng nghiệp Pháp của cô không hẳn là không lo lắng trước những thay đổi của chính sách kinh tế. Sinh sống tại thành phố đắt đỏ bậc nhất thế giới, cô gái người Việt cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng từ các cải cách của chính phủ Pháp. Tuy nhiên, cô và các đồng nghiệp chỉ ủng hộ những người biểu t́nh ôn ḥa và phản đối những hành động đập phá tài sản, gây tổn hại đến những địa danh biểu tượng của một bộ phận người biểu t́nh quá khích.
Nguyễn Linh, phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp, cho hay một trong những thay đổi của chính phủ Pháp ảnh hưởng trực tiếp đến các du học sinh Việt Nam là việc tăng học phí nhằm "cải tổ giáo dục". Từ năm sau, học phí ở cả ba bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ đối với sinh viên ngoài EU đều tăng thêm khoảng 3.000 euro, trong khi tiền trợ cấp nhà ở cho đối tượng này sẽ giảm.
Hiện có khoảng 5.500 sinh viên Việt Nam đang học tại Pháp, giảm mạnh so với 7.000 người vào năm 2013. Trong đó, chỉ một phần rất nhỏ sinh viên có học bổng và ngoài những học bổng đặc biệt, có giá trị cao, th́ phần lớn chỉ đủ trang trải cuộc sống.
Linh cho biết Pháp vẫn hỗ trợ phần lớn chi phí đào tạo và việc tăng học phí góp phần tinh chọn sinh viên du học ở Pháp. Tuy nhiên, quyết định đột ngột hướng đến các sinh viên ngoài châu Âu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cá nhân đơn lẻ đến từ quốc gia có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam.
Lê Quốc Việt, cựu du học sinh và hiện làm việc trong ngành xây dựng tại Paris, thừa nhận cuộc bạo loạn của những người "Áo Vàng" và chính sách tăng học phí đang gây không ít lo lắng cho phụ huynh và những bạn trẻ có ư định du học Pháp. Tuy nhiên, anh cho rằng nếu nh́n rộng ra và xa hơn, những diễn biến trên không phải là trở ngại quá lớn so với những ưu đăi mà du học sinh nước ngoài được hưởng ở Pháp so với các nước phát triển khác.
"Nếu chỉ tính tiền học phí và tiền sinh hoạt th́ với mức tăng 3.000 euro một năm dành cho sinh viên nước ngoài, Pháp vẫn thuộc hàng rẻ nhất trong các nước phát triển. Bên cạnh đó, an sinh xă hội Pháp rất tốt, người thu nhập thấp được hỗ trợ rất nhiều khoản phí. Khả năng xin việc làm và định cư với người nước ngoài cũng rất lớn", Việt cho hay. "C̣n các cuộc biểu t́nh, nó dường như đă trở thành một phần văn hóa Pháp và cũng chỉ diễn ra vào cuối tuần nên mọi người không cần phải quá lo lắng".