Nhật Bản đang thu hút mạnh du học sinh cũng như người lao động tới. Thế nhưng đây không phải là thiên đường, Chỉ trong 3 năm qua đă có 69 tu nghiệp sinh chết tại Nhật Bản.
Gần 70% tu nghiệp sinh nước ngoài chết tại Nhật Bản trong giai đoạn 2015-2017 nằm trong độ tuổi 20. Các nguyên nhân bao gồm là tai nạn, bệnh tật và tự tử.
Các tu nghiệp sinh nước ngoài tham dự một cuộc họp được tổ chức tại ṭa nhà quốc hội Nhật Bản hôm 21/11. Ảnh: Kyodo.
Từ năm 2015 đến 2017, tổng cộng 69 công dân nước ngoài đến Nhật Bản theo chế độ tu nghiệp sinh kỹ thuật đă tử vong. Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, do nhà lập pháp đối lập công bố hôm 6/12, phần lớn những người này thuộc độ tuổi 20.
Kyodo đưa tin Bộ Tư pháp hiện chưa xác nhận nội dung cụ thể. Tuy nhiên, tài liệu nhắc tới một số nguyên nhân tử vong như tai nạn, bệnh tật và tự tử dù không mô tả cụ thể từng trường hợp.
Ông Yoshifu Arita thuộc Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản tiết lộ thông tin trên tại phiên họp ủy ban quốc hội trước khi dự luật tiếp nhận nhiều nhân công nước ngoài hơn có khả năng được thông qua.
Tài liệu liệt kê ngày tử vong, quốc tịch, tuổi, giới tính và nghề nghiệp của tu nghiệp sinh. Những người này nằm trong khoảng 18-44 tuổi, với số người trong độ tuổi 20 chiếm gần 70%.
Hồ sơ ghi nhận 6 người tự sát. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân tử vong do tai nạn hay tự tử không được xác định rơ ràng. Ví dụ, có phần mô tả được viết như sau: “Chết do uống thuốc diệt cỏ. Chưa rơ lư do uống”, hay “Bị tàu hỏa đâm khi băng qua đường ray. Cảnh sát đang điều tra xem là tai nạn hay tự sát”.
Trong nhiều trường hợp khác, nguyên nhân cái chết chỉ được ghi vắn tắt, như “tai nạn giao thông”, “chết đuối”, “tự sát” hoặc “trụy tim”.
Hiểu về t́nh trạng của tu nghiệp sinh nước ngoài tại Nhật, ông Ippei Torii, thuộc tổ chức phi chính phủ Mạng lưới Đoàn kết Người di cư Nhật Bản, cho rằng chính phủ nên điều tra vụ việc và công bố kết quả với công chúng.
“Trong số đó chắc chắn có tu nghiệp sinh ngă bệnh do làm việc quá giờ”, ông Torii nhận định.
Cũng tại phiên họp ủy ban quốc hội, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định đây là lần đầu tiên ông biết được thông tin này. “Tôi không biết phải nói ǵ. Tôi hiểu rằng Bộ Tư pháp sẽ điều tra vụ việc", Kyodo dẫn lời ông Abe.
Bộ trưởng Tư pháp Takashi Yamashita nêu rơ bộ không có kế hoạch công bố thông tin đối với từng trường hợp cá nhân nhằm bảo đảm quyền riêng tư cho các nạn nhân.
Nhật Bản đưa vào thực hiện chương tŕnh đào tạo dành cho người nước ngoài từ năm 1993 nhằm mục đích chuyển giao kỹ năng cho các quốc gia phát triển. Tu nghiệp sinh được cho phép ở lại nước này tới 5 năm nhưng chương tŕnh bị lên án là dạng thức nhập khẩu lao động giá trẻ “trá h́nh”. Một số thực tập sinh đă bỏ vị trí do lương thấp và điều kiện lao động tồi tệ.
Trong bối cảnh Nhật Bản có dự định tiếp nhận nhiều nhân công nước ngoài hơn để giải quyết t́nh trạng thiếu hụt lao động trầm trọng do dân số già và tỷ lệ sinh thấp, các đảng đối lập chỉ trích chính phủ về sự quản lư yếu kém đối với chương tŕnh thực tập sinh kỹ thuật.
“Nếu không xem xét lại chương tŕnh thực tập sinh kỹ thuật một cách toàn diện, th́ không nên có thêm bất kỳ hệ thống mới nào nữa”, nhà lập pháp Arita nhấn mạnh.
Theo số liệu của chính phủ vào tháng 10/2017, Nhật Bản có khoảng 258.000 tu nghiệp sinh nước ngoài, chiếm 20% tổng lao động nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại quốc gia này.
VietBF © sưu tầm