(Quan hệ quốc tế) - Tổng thống Trump khẳng định từ tháng 9, 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc vào Mỹ sẽ bị đánh thuế nhập khẩu.
Tổng thống Mỹ rất có thể sẽ chấm dứt t́nh trạng đ́nh chiến của cuộc thương chiến vào tháng 9 tới
Trên một thông báo ngày 3/8 từ Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông tiếp tục bảo vệ chính sách thương mại cứng rắn đối với Trung Quốc và khẳng định điều này mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
"Mọi việc đều đang diễn ra rất tốt đẹp với Trung Quốc. Họ đang trả chúng ta hàng chục tỷ USD. Việc này khả thi nhờ sự mất giá đồng tiền của họ cũng như bơm một lượng lớn tiền mặt để duy tŕ hệ thống của họ" - ông Trump viết.
"Ngược lại với Trung Quốc, nhiều nước đang hướng tới chúng ta và mong muốn đàm phán các thỏa thuận thương mại thực sự, không phải những thỏa thuận một phía đáng sợ của các chính quyền tiền nhiệm. Họ không muốn bị Mỹ áp thuế" - Tổng thống Trump lạc quan.
Đồng thời, ông Trump khẳng định ngày 1/9, Mỹ sẽ áp thuế bổ sung khoảng 10% đối với số hàng hóa c̣n lại trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc.
Nếu điều này thực sự xảy ra, Mỹ chính thức chấm dứt giai đoạn đ́nh chiến và đi đến bước cuối cùng của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
My danh thue 300ty USD: Trung Quoc co 4 mui phan cong
Tổng thống Mỹ rất có thể sẽ chấm dứt t́nh trạng đ́nh chiến của cuộc thương chiến vào tháng 9 tới
Đáp lại thông tin này, Trung Quốc khẳng định họ sẽ đáp trả đích đáng. Tuy nhiên, họ sẽ trả đũa như thế nào? Tờ CNN đă đưa ra một bài phân tích dài về 4 mũi phản công mà Trung Quốc có nhiều khả năng nhất thực hiện với Mỹ.
Thứ nhất, đánh thuế lại. Trung Quốc từng trả đũa thuế quan vơi hàng hóa Mỹ thời điểm cuộc chiến thương mại vừa bùng nổ. 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ vào Trung Quốc đă bị đánh thuế 25%.
Darren Tay, nhà phân tích rủi ro tại Fitch Solutions cho biết: "Trung Quốc có khả năng trả đũa bằng sự kết hợp giữa các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Tuy nhiên sẽ rất khó dùng điều ấy để đe dọa Mỹ bởi Mỹ chỉ có 120 tỷ USD hàng hóa để Bắc Kinh nhắm tới, trong khi ngược lại, Washington đang nhắm vào 540 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bán vào thị trường Mỹ".
Ngoài ra, nhiều hàng xuất khẩu của Mỹ có đặc thù quan trọng mà Trung Quốc chưa nhắm đến là các sản phẩm công nghệ cao, không dễ dàng thay thế. Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế Trung Quốc cao cấp tại Capital Economics nhận định:
"Trung Quốc sẽ phải chịu tổn thương cho chính họ nếu áp thuế đối với những sản phẩm đặc thù đó. Đây sẽ là một bước đi không khôn ngoan".
Đất hiếm là đ̣n đánh thứ hai. Trung Quốc đang nắm tử huyệt của Mỹ trong cuộc chiến thương mại là gần như độc quyền về đất hiếm và 17 khoáng sản có tính chất từ tính, dẫn điện cao. Đây lànhóm khoáng sản mà ngành công nghiệp, công nghệ toàn cầu không thể thiếu.
Trung Quốc đang kiểm soát hơn 90% sản lượng đất hiếm toàn cầu, 80% tổng số khoảng sản hiếm phục vụ nhu cầu được Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn năm 2014 đến 2017.
Nếu Bắc Kinh ngừng xuất khẩu đất hiếm cho Trung Quốc, theo chuyên gia Evans-Pritchard, trong ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghệ của Mỹ, nhưng trong dài hạn, Mỹ sẽ t́m ra nguồn cung mới. Thậm chí, Mỹ cũng có thể tự sản xuất đất hiếm dù việc này ô nhiễm môi trường nặng nề.
Các chuyên gia Mỹ lạc quan về khả năng ông Trump sẽ giành thế thượng phong trong giai đoạn 2 cuộc chiến
My danh thue 300ty USD: Trung Quoc co 4 mui phan cong
Các chuyên gia Mỹ lạc quan về khả năng ông Trump sẽ giành thế thượng phong trong giai đoạn 2 cuộc chiến
Đ̣n đáp trả thứ 3, Trung Quốc Gây khó khăn cho các công ty Mỹ. Bắc Kinh có thể thắt chặt các hạn chế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ, đưa thêm các hàng rào pháp lư. Nhưng đây cũng là con dao 2 lưỡi khi điều này sẽ làm tổn thương chính lợi ích của Trung Quốc.
"Trung Quốc ít phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài hơn trước đây, nhưng vẫn không muốn thấy các tập đoàn đa quốc gia rời bỏ họ. V́ thế, gây khó khăn sẽ chỉ khiến các tập đoàn này thu dọn hành lư lên đường nhanh chóng. Cần nhớ rằng Trung Quốc không c̣n là mảnh đất hứa với các doanh nghiệp của Mỹ như thời điểm trước đây.
Thứ tư, phá giá đồng Nhân dân tệ. Tổng thống Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đă hạ thấp giá trị đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu. Đồng Nhân dân tệ không giao dịch tự do như các tiền tệ cơ bản khác. Thay vào đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thiết lập một biên độ dao động tăng hoặc giảm trong phạm vi 2% theo mỗi ngày.
Hôm 1/8, đồng tiền Trung Quốc tiếp tục giảm so với đồng USD. Hiện đang ở mức thấp nhất trong năm 2019. Đồng tiền Trung Quốc yếu hơn làm hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn, giúp giảm bớt các tác động từ chính sách thuế quan.
Chuyên gia Julian Evans-Pritchard nhận định: "Trong các biện pháp khả thi, phá giá đồng Nhân dân tệ là công cụ tốt nhất họ có. Tỷ giá hối đoái đang là công cụ mạnh nhất của Trung Quốc. Nó cho phép Bắc Kinh có thể bù đắp các tác động của thuế quan mà Mỹ áp đặt".
Tuy nhiên, chuyên gia Darren Tay lại cho rằng Trung Quốc có lư do để không nên phá giá đồng tiền của ḿnh.
"Một sự sụt giảm lớn, bất ngờ đồng tiền sẽ khiến ḍng tiền tháo chạy khỏi Trung Quốc và làm tổn thương sự ổn định của kinh tế. Bắc Kinh muốn tránh lặp lại t́nh trạng năm 2015, thời điểm đó, tiền Tệ mất giá và niềm tin vào đồng tiền này gần như biến mất trong mắt các nhà đầu tư".