9/9/19
Washington (CNN) – Hoa Kỳ vào năm 2017 đă bí mật rút một trong những nguồn tin t́nh báo cao cấp nhất nằm trong chính phủ Nga, CNN loan tin dựa vào nhiều viên chức chính quyền ông Trump.
Theo một nguồn tin trực tiếp liên quan đến các cuộc họp, việc “cắt đứt” t́nh báo ở Nga một phần là do những quan ngại về Tổng thống Donald Trump và nội các của ông thường xuyên giải quyết sai thông tin t́nh báo bí mật, và có thể góp phần làm lộ nguồn tin quan trọng này.
Quyết định rút điệp viên t́nh báo diễn ra không lâu sau tháng 5 năm 2017, khi Trump tại pḥng Bầu dục đă bàn luận những thông tin t́nh báo mật với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và đại sứ Nga Serkey Kislyak, trong đó có thông tin t́nh báo liên quan ISIS ở Syria do Israel cung cấp.
Việc Tổng thống tiết lộ thông tin t́nh báo cho người Nga, mặc dù không phải cụ thể về điệp viên t́nh báo ở Nga, nhưng đă khiến các viên chức t́nh báo quan ngại. Họ lập tức quay trở lại những thảo luận trước đây về nguy cơ tiết lộ, theo nguồn tin trực tiếp liên quan đến vấn đề này.
Giám đốc CIA vào lúc đó là ông Mike Pompeo đă khuyến cáo các viên chức cao cấp chính phủ Trump rằng, có quá nhiều thông tin liên quan đến nguồn tin bí mật – hay c̣n gọi là tài sản t́nh báo – bị tiết lộ. Việc rút lại điệp viên như vậy diễn ra khi giới t́nh báo Mỹ tin có một tài sản đang gặp nguy hiểm tức thời.
Một viên chức chính phủ Mỹ cho hay, trước khi chiến dịch bí mật trên diễn ra, có một số suy đoán trên truyền thông về sự tồn tại một nguồn tin t́nh báo, và những suy đoán hay tin tức thất thiệt như vậy có thể đặt ra nguy cơ an toàn cho bất cứ ai mà chính phủ nước ngoài nghi ngờ có thể dính líu tới. Tuy nhiên, viên chức này không dẫn chứng được bất cứ tường tŕnh nào như vậy vào lúc giới chức t́nh báo đưa ra quyết định, và CNN cũng không thể t́m ra bất cứ tin tức nào trên truyền thông.
“Câu chuyện của CNN về Cơ quan T́nh báo Trung ương đưa ra những quyết định sống c̣n dựa vào bất cứ điều ǵ ngoài những phân tích khách quan và thâu thập th́ đơn giản đều sai. Những suy đoán sai lầm rằng cách Tổng thống giải quyết thông tin t́nh báo nhạy cảm của quốc gia mà ông được báo cáo mỗi ngày đă dẫn đến chiến dịch rút lại nguồn tin t́nh báo là không chính xác,” Giám đốc Quan hệ Công chúng của CIA, ông Brittany Bramell trả lời thư CNN.
Phát ngôn nhân Toà Bạch Ốc Stephanie Grisham cho rằng, “Tường tŕnh của CNN không chỉ không chính xác mà có có nguy cơ đặt nhiều mạng sống vào nguy hiểm.” Phát ngôn nhân của Ngoại trưởng Mike Pompeo từ chối b́nh luận.
Theo 5 nguồn tin phục vụ trong chính phủ Trump, các cơ quan t́nh báo và Quốc hội, chiến dịch rút lại nguồn tin t́nh báo diễn ra vào lúc cộng đồng t́nh báo quan ngại rộng răi về cách giải quyết thông tin t́nh báo của Trump và nội các của ông ta. Những quan ngại này càng ngày càng lớn sau cuộc họp giữa Trump với Kislyak và Lavrov tại Pḥng Bầu dục. Vài tuần sau quyết định rút điệp viên, vào tháng 7 năm 2017, Trump gặp riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg, chính phủ đă có bước đi bất thường khi tịch thu ghi chép của thông ngôn.
Sau đó, các viên chức t́nh báo lại lần nữa bày tỏ quan ngại rằng Tổng thống có thể đă bàn những thông tin t́nh báo với Nga, theo một nguồn tin t́nh báo biết rơ những phản ứng của cộng đồng t́nh báo trước cuộc họp bí mật Trump-Putin.
Chỉ ít người trong chính phủ và các cơ quan t́nh báo biết sự tồn tại điệp viên t́nh báo này ở Nga. Theo một nguồn tin, không có “sự thay thế tương ứng nào” trong chính phủ Nga, người có thể cung cấp thông tin cả nội bộ và cả thông tin về Putin.
CNN giữ lại một số chi tiết quan trọng nhằm giảm nguy cơ tiết lộ danh tánh điệp viên này.
Quyết định rút tài sản t́nh báo ra khỏi Nga là đỉnh điểm của nhiều tháng lo ngại trong cộng đồng t́nh báo. Vào thời gian cuối chính phủ ông Obama, các viên chức t́nh báo Mỹ đă bày tỏ quan ngại về an nguy của điệp viên này cũng như những điệp viên khác ở Nga v́ họ hợp tác với Mỹ khá lâu. Những quan ngại này lớn dần vào đầu năm 2017 sau khi cộng đồng t́nh báo công bố tường tŕnh về Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, và đích thân Putin chỉ thị hoạt động này. Cộng đồng t́nh báo cũng chia sẻ tường tŕnh phiên bản mật với ban chuyển quyền, trong đó bảo vệ cẩn thận mọi chi tiết về các nguồn tin t́nh báo. Các viên chức T́nh báo cao cấp vào lúc đó xem xét rút ít nhất một tài sản t́nh báo Nga nhưng cuối cùng họ đă không làm như vậy.
Trong những tháng đầu nhậm chức, trước cách thức ông Trump giải quyết thông tin t́nh báo càng làm giới t́nh báo quan ngại hơn. Cuối cùng, họ quyết định tung một chiến dịch khó khăn, loại tài sản t́nh báo, người đă hợp tác với Mỹ hàng năm trời.
Tổng thống cùng một số nhỏ các viên chức cao cấp được thông báo trước chiến dịch này. Cụ thể việc rút điệp viên như thế nào bây giờ vẫn c̣n là một bí ẩn, và CNN cũng không biết tài sản t́nh báo này hiện đang ở đâu.
Hương Giang (Theo CNN)