9/30/19
Lâu nay ở ta có lời “nguyền” dân gian rất phổ biến: “Ở VN nếu cái cột điện đi được th́ nó cũng trốn đi nước ngoài”.
Tuy nhiên không phải ai muốn trốn khỏi VN cũng được toại nguyện v́ rất khó do nước ta không muốn mất suất đóng thuế và danh dự c̣n nước định trốn đến cũng không muốn nhận dân nhập cư trái phép. Tuy vậy hàng năm vẫn có rất nhiều người trốn được đến các nước “giăy chết” nhất là châu Âu. Vậy họ ra đi bằng cách nào?
Theo tôi biết th́ lâu nay dân ta trốn ra nước ngoài bằng rất nhiều con đường trong đó phổ biến là mấy cách sau đây:
Theo các đoàn công tác của các cơ quan, bộ, ngành, doanh nghiệp đến nước định trốn rồi không về
Đây là trường hợp lư tưởng, “sang trọng” nhất.
Theo đó, các cơ quan trên khi có nhu cầu, được phép đi nước ngoài công tác (đi công vụ, chủ động làm kế hoạch xin đi hoặc gạ đối tác, người thân nước ngoài gửi thư mời…) đường dây tiếp thị của lănh đạo sẽ báo cho những người có nhu cầu trốn chuẩn bị hành trang tiền…
Khi đă thỏa thuận giá cả (theo giá “chào” hiện tại là 30-40.000 USD đi châu Âu, Anh) họ ghép những người đi trốn vào đoàn công tác xin visa đi cùng đoàn đến nước “giăy chết”. Đến nước định trốn đám “đi nhờ” này tách khỏi đoàn ẩn nấp ở chỗ người thân hoặc đám mafia rồi đi lao động bất hợp pháp lần lữa đáp ứng các quy định của nước sở tại hoặc tung tiền thuê kết hôn để nhập quốc tịch.
Hôm trước có người hàng xóm của tôi từ Đức về nói rất nhiều người trong nước, đặc biệt dân miền trung trốn đến Đức và dân Nghệ An, Thanh Hóa đoàn “kết nhất”, họ gom tiền lại để giúp hết đồng hương này đến đồng hương khác kết hôn thật, giả để có quốc tịch “con đại bàng”(quốc huy Đức).
Trong vụ 9 người “đi nhờ máy bay” đoàn của chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trốn lại ở Hàn Quốc tôi đoán là họ đi theo dạng này, bởi không thể có chuyện “đi nhờ” chuyên cơ. Nếu thế th́ mấy anh “má ḿ” nào đó to gan thật!
Theo các tour du lịch
Đây là trường hợp phổ biến nhất nhưng hiện nay nhiều nước phương tây rất cảnh giác với khách du lịch VN nên rất thận trọng trong việc cấp visa và theo dơi họ suốt cuộc hành tŕnh. Họ thường dễ dăi trong việc cấp visa cho những khách đă từng đi nhiều nước v́ họ tin những khách này không trốn đến nước họ. Thế là những kẻ đi trốn sang châu Âu, Mỹ, Úc…hiện nay ngoài chi “gói” du lịch lại phát sinh khoản chi phí nữa: Phải bỏ ra vài chục ngàn đô đi sang các nước lân cận cốt lấy cái dấu vào visa rồi mới trốn đến địa chỉ cần đến. Việc 152 người trong đoàn du lịch trốn ở Đài Loan năm ngoái thuộc dạng này.
Trốn theo đường mafia
Từ nhiều chục năm nay ở VN vẫn tồn tại đường dây tổ chức trốn đi nước ngoài nhất là châu Âu mà một trong những cách đó là: Làm giả visa đi sang Nga từ đó đi sang các nước đông Âu Ba Lan, Bulgari, Cộng hoà Séc…rồi sang Đức, Pháp, Anh… bằng đường bộ.
Theo tin của an ninh hàng không th́ cách phổ biến nhất là đầu tiên kẻ đi trốn kiếm cái hộ chiếu “đểu” đi Nga nhưng công an cửa khẩu (A18) ở Nội Bài, Tân Sơn Nhất “không phát hiện ra” cho xuất cảnh. Đến Moscow (thủ đô Nga) an ninh cửa khẩu Nga cũng “ yếu kém” không phát hiện ra giấy tờ giả và cho nhập cảnh. Từ đây người trong đường dây sẽ dẫn những người trốn vượt biên Nga sang các nước Schengen bằng đường bộ rồi đi Đức, Pháp, Anh… Đây là cửa ngơ “nhộn nhịp” nhất do ở Nga di sản tham nhũng XHCN c̣n tồn tại “bền bỉ”.
Con đường chạy trốn này là phiêu lưu, nguy hiểm nhất có khi mất mạng trên những con đường ṃn trong rừng ở Ba Lan, Cộng hoà Séc hoặc trong các container, phụ nữ c̣n bị cướp, giết hiếp… Tuy nhiên con đường này có lợi thế là chủ động, muốn đi khi nào cũng được miễn là có tiền. Đi trốn kiểu này cũng nhiều khi “trục trặc” ( do hợp đồng trong đường dây giờ giấc không khớp, bị phát hiện, trục trặc thủ tục…).
Đă có những người, đoàn người VN xuất cảnh sang Nga, Hàn Quốc… do sự cố họ không nhập cảnh được lại bị công an sở tại dồn lên máy bay của hăng chở họ sang (Vietnam Airlines hoặc Aeroflot…) trở về VN.
Thế nhưng đến Nội Bài A18 Việt Nam không cho họ nhập cảnh lại tống lên máy bay chở đi đến Nga, Hàn…lại bị trả về. Đám người này cứ vạ vật ở sân bay rồi đi, đi,lại lại miễn phí trên các chuyến bay làm khốn khổ hăng Hàng Không Vietnam Airlines vừa tốn kém vừa nguy hiểm. Hồi c̣n làm ở HKVN tôi đă điều tra đăng nhiều bài về vấn nạn nhưng hiện tượng này có vẻ không chấm dứt, thỉnh thoảng vẫn có tin người đi gạ gẫm, tiếp thị người trốn gia nhập đường dây này.
Ngoài các kiểu chạy trốn này người Việt cũng c̣n rất nhiều cách khác như du học, lao động, theo thân nhân…rồi không về để trốn khỏi quê hương bản quán.
Đến bao giờ th́ dân ta không phải liều mạng, phiêu lưu, nhục nhă trốn đi nước ngoài nữa
Nguyễn Đ́nh Ấm