10.17/19
Tác giả:
Julie Stahl & Chris Mitchell
Dịch giả:
Mai V. Phạm
Photo NBC News
Lời dịch giả: Bài tóm lược sau là của trang Christian Broacasting Network – một trong những kênh truyền thông Kito giáo lớn của Mỹ. Bài viết cung cấp những thông tin cần thiết, giúp độc giả có cái nh́n trung thực và bao quát hơn về quyết định bật đèn xanh của Trump cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd cũng như mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Tính đến thời điểm hiện tại, đă có khoảng 11 ngàn người Kurd thiệt mạng trong cuộc chiến liên minh với quân đội Mỹ, chống lại nhà nước khủng bố Hồi giáo ISIS.
Thổ Nhĩ Kỳ đang tấn công ai và tại sao? Điều này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về người Kurd và người dân phía Bắc Syria.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tấn công quân sự chống lại người dân phía Bắc Syria, bạn đọc có thể tự hỏi chuyện ǵ đang xảy ra, ai đang bị tấn công và tại sao nó lại quan trọng.
Trước hết, người Kurd là nhóm người lớn nhất trên thế giới không có nhà nước của riêng họ.
Ước tính khoảng 30 triệu người Kurd sống rải rác giữa Trung Đông. Người Kurds sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran và Iraq, nhưng nhiều người tự xem ḿnh là người Kurd và mơ ước về một quê hương của chính họ vào một tương lai không xa. Họ là nhóm dân tộc lớn thứ tư ở Trung Đông. Phần lớn trong số họ là người Hồi giáo Sunni, nhưng không bị đánh giá là cực đoan. Trong cuộc chiến chống ISIS, một số chiến binh người Kurd ở Iran đă đến tham gia với anh em của họ ở Iraq.
Người Kurd sống ở đâu?
Thổ Nhĩ Kỳ: 14-15 triệu
Syria: 2 triệu
Iraq: 5-6 triệu
Iran: 6 triệu
Nguồn gốc Kinh Thánh cổ xưa
Người Kurd là một dân tộc có nguồn gốc cổ xưa có từ thời người Medes (Me-đi) và người Perisans (Ba Tư) theo Kinh Thánh Cựu Ước.
“Mối liên hệ trong Kinh thánh của người Kurd là hiển nhiên. Họ thực sự là hậu duệ của những người Medes cổ đại. Chúng ta đă nghe trong Kinh thánh về người Medes và người Perisans”, Giám đốc Jerusalem Prayer Breakfast, Michele Bachmann, chia sẻ.
Bà Bachmann nói thêm: “Những người Medes là những nhà thông thái. Hăy nghĩ về điều đó. Họ là những người đầu tiên nh́n thấy Chúa Giêsu là Đấng cứu thế và lấy vàng để thờ phượng dưới chân Chúa Giêsu. V́ vậy, họ dĩ nhiên là những đồng minh. Họ yêu nước Mỹ. Họ yêu Israel, và cũng có nền tảng Kinh Thánh. Họ rất xứng đáng là đồng minh và họ xứng đáng với sự trợ giúp của chúng ta”.
Vào cuối Thế chiến I, các cường quốc phương Tây đă hứa hẹn một nền độc lập cho người Kurd, nhưng vài năm sau, họ đă từ bỏ lời hứa đó. Sự phản bội đó chỉ là một trong nhiều sự phản bội trong suốt lịch sử của người Kurd. Trong những thập kỷ tiếp theo, bất kỳ nỗ lực nào của người Kurd nhằm thiết lập một nhà nước độc lập đều bị đàn áp dă man.
Ai sống ở Đông Bắc Syria?
Có khoảng 2 đến 4 triệu người sống ở phía Đông Bắc Syria. Rất khó có thể xác định con số chính xác v́ người tị nạn và sự di dời thường xuyên của dân chúng nhằm chạy trốn bạo lực. Khoảng 2 triệu người Kurd sống hoàn toàn ở Syria, nhiều người trong số họ sống ở phía Đông Bắc. Các nguồn tin của chúng tôi cho biết, hiện có khoảng 50.000-100.000 Kitô hữu sống ở Đông Bắc Syria. (Thông tấn Công giáo Catholic News Agency ước tính có khoảng 40.000 Kitô hữu trong khu vực này – đây là một sự sụt giảm đáng kể từ 130.000 người sống ở đó trước khi Nội chiến Syria và các cuộc tấn công của ISIS bắt đầu vào năm 2011).
Cũng có nhiều người Hồi giáo Ả Rập sống ở đó.
Đông Bắc Syria, khu vực hiện đang bị bao vây bởi Thổ Nhĩ Kỳ, đang được bảo vệ bởi Lực lượng Dân chủ Syria (Syrian Democratic Forces – SDF).
Lực lượng Dân chủ Syria bao gồm các chiến binh người Kurd được gọi là Đơn vị Bảo vệ Người dân (People’s Protection Units), vốn là quân đội của người Kurd quốc gia ở Syria. Đơn vị Bảo vệ Người dân là một trong những thành phần chính của Lực lượng Dân chủ Syria, bao gồm cả người Hồi giáo Ả Rập và dân quân Assyrian/ Syriac và một số nhóm nhỏ hơn của lực lượng Armenia, Turkman, và Chechen.
Lực lượng Dân chủ Syria là lực lượng chiến đấu hiện đang bảo vệ khu vực tự trị ở Bắc và Đông Syria, hoặc c̣n được gọi lực lượng tự trị SANES sau khi Mỹ rút quân.
SANES hiện đang nắm quyền kiểm soát một phần ba Syria, giữa sông Tigris và Euphrates. Có từ 2 đến 4 triệu người dân đang sống trong khu vực này.
Sau khi cuộc cách mạng Syria bắt đầu vào năm 2011, chế độ chuyên chế Assad bắt đầu rút quân khỏi Đông Bắc Syria. Sau đó, người dân khu vực này đă phải chiến đấu với nhóm khủng bố Al Qaeda và ISIS. Hai biến đổi lớn lao này đă khiến người dân trong khu vực h́nh thành một chính phủ đại diện chưa từng thấy ở Trung Đông trước đây.
Đầu năm nay, khi Tổng thống Trump đe dọa rút quân Mỹ, các Kitô hữu trong khu vực nói với chúng tôi rằng họ sợ một vụ thảm sát dựa trên những ǵ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đă làm trước đó ở thành phố Afrin ở Tây Bắc Syria.
Người Kurd ở Iraq & Peshmerga
Ở Iraq, có khoảng 5-6 triệu người Kurd. Các chiến binh người Kurd sinh sống ở đó được gọi là Peshmerga – theo nghĩa đen ám chỉ những người phải đối mặt với cái chết. Những người Kurd ở Iraq được cho là mũi nhọn của ngọn giáo, là lực lượng chính trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố ISIS ở Iraq.
Họ đă phải đối mặt với lịch sử thảm sát của chính họ. Năm 1983, tên lănh đạo độc tài Iraq Saddam Hussein đă tàn sát 8.000 thành viên của Bộ tộc Barzani – là một trong nhiều vụ thảm sát của người Kurd.
Năm 1988, Saddam Hussein đă thả khí độc vào làng Halabja của người Kurd, giết chết 5.000 người Kurd, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Vụ thảm sát đó diễn ra trong chiến dịch Anfal kéo dài 3 năm, và giết chết gần 200.000 người Kurd và phá hủy gần 5.000 ngôi làng.
Người Kurds vẫn sống với di sản tàn bạo của nhà độc tài Saddam. Hắn đă thả 10 triệu trái bom ở vùng núi của người Kurd. Ngay cả lúc này, cơ quan Theo dơi Diệt chủng có trụ sở tại Mỹ cho biết người Kurd đang ở trong “mối nguy hiểm nghiêm trọng” của một cuộc diệt chủng khác.
Vào tháng 9 năm 2017, người Kurd ở miền bắc Iraq đă đi bỏ phiếu và phần lớn bỏ phiếu yêu cầu độc lập. Họ đă mừng rơ, nhưng thế giới, bao gồm cả Mỹ, hoặc bỏ qua giấc mơ tự do của họ hoặc trừng phạt kinh tế họ. Đó là cú đánh mới nhất đối với một dân tộc đă chịu đựng nhiều khốn khổ trong suốt nhiều thế kỷ.
Người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và PKK
Có khoảng 14-15 triệu người Kurd sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước có khoảng 80 triệu người. Đảng Công nhân người Kurd (Kurdistan Workers’ Party – PKK) vốn đă chiến đấu cho một quốc gia độc lập ngay bên trong Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập kỷ qua.
Theo BBC, Đảng Công nhân người Kurd được thành lập vào cuối thập niên 1970 và bắt đầu một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1984.
Hơn 40.000 người đă chết trong trận chiến lên đến đỉnh điểm vào giữa thập niên 1990. Vào thời điểm đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đă phá hủy hàng ngàn ngôi làng ở những khu vực mà người Kurd sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ.
BBC dẫn lời nhà lănh đạo quân sự Đảng Công nhân người Kurd, Cemil Bayik, trong một cuộc phỏng vấn đầu năm nay, nói rằng: “Chúng tôi không muốn chia tách khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi muốn sống trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tự do trên chính mảnh đất của ḿnh”.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại nhắm vào người Kurd?
Nhà lănh đạo độc tài của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan, coi tất cả người Kurd, dù họ có sống ở Thổ hay không, là những kẻ khủng bố. Do đó, khi ông ta hứa sẽ bảo vệ “người dân”, ông ta không nói đến những người Kurd đang bảo vệ số dân ở vùng Đông Bắc Syria.
Điều quan trọng cần lưu ư là mặc dù Đảng Công nhân người Kurd PKK được Mỹ coi là một tổ chức khủng bố, nhưng không có nhóm người Kurd nào khác như Đơn vị Bảo vệ Người dân YPG hay Peshmerga được coi là khủng bố. Ngược lại mới là sự thật. Người Kurd là những đồng minh trung thành nhất của Mỹ.
Các Chữ Viết Tắt Cần Biết
YPG – Đơn vị Bảo vệ Người dân: Quân đội quốc gia người Kurd ở Syria. Là các đồng minh mạnh của Mỹ trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố ISIS.
SDF – Lực lượng Dân chủ Syria. Được lănh đạo bởi người Kurd, các lực lượng bao gồm các Kitô hữu và người Ả Rập Hồi giáo. Họ hiện đang bảo vệ khu vực Đông Bắc Syria chống lại cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ.
NES – Cơ quan tự trị Bắc và Đông Syria hoặc Rojava.
SANES – Lực lượng tự trị ở Bắc và Đông Syria. Họ là cánh tay của chính phủ hiện đang quản lư khu vực Đông Bắc Syria.
DAA – Hội đồng điều hành liên bang (Bắc và Đông Syria), là ủy ban điều phối giám sát việc thực hiện chính sách.
PKK – Đảng Công nhân người Kurd, có trụ sở ở Thổ Nhĩ Kỳ, và bị Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ coi là một nhóm khủng bố.
FSA – Free Syrian Army, các phần tử thánh chiến (Jihadist) của Quân đội Syria có nguồn gốc từ cuộc nội chiến Syria và hiện đang liên kết với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Mai V Pham