Người Việt vật lộn giữa Italy phong tỏa toàn quốc v́ dịch Covid-19. Lư Dật Thu học ở Rome hai năm, anh quen với cách chào hỏi của người Italy với cái ôm và hôn hai bên má. Nhưng sau lệnh phong tỏa cả nước, những cái ôm hôn trở nên dè dặt.
“Đang mùa dịch, hay ḿnh tránh th́ hơn”, Thụ thường phải từ chối khéo như vậy và mọi người cũng gật đầu thấu hiểu. Tất nhiên, có những người mà Thụ vẫn cố chào hỏi bằng cái “ôm nhẹ, kiểu ôm lấy lệ”, anh nói với ****.vn.
Cuộc sống của người Việt ở Italy đang buộc phải thay đổi theo dịch bệnh, không chỉ dừng ở văn hóa chào hỏi. Dịch virus corona ở nước này đă gây ra số ca tử vong cao thứ 2 sau Trung Quốc. Sang ngày 10/3, lần đầu tiên kể từ Thế chiến, chính phủ ra lệnh phong tỏa toàn bộ quốc gia 60 triệu người dân.
Theo đó, những nơi đông người sẽ bị đóng cửa (như bảo tàng, rạp phim, sân vận động), hàng quán giới hạn giờ mở từ 6h-18h, c̣n người dân chỉ được đi lại nếu khai rơ lư do thật cần thiết như đi làm, đi mua nhu yếu phẩm. Cảnh sát lập các chốt chặn để kiểm tra tờ khai.
Quảng trường Duomo ở Milan sau lệnh phong tỏa đầu tiên ngày 8/3
Đấu trường La Mă vắng bóng khách
Tối 9/3, ngay sau khi có lệnh phong tỏa, Thụ, học thạc sĩ ngành y Đại học Rome, đă thấy nhiều người xếp hàng mua đồ về tích trữ.
7h hôm sau, buổi sáng đầu tiên phong tỏa, đường phố vắng lặng như mọi khi v́ vẫn c̣n sớm. Nhưng Thụ nhận thấy đấu trường La Mă (Colosseum) không c̣n du khách, dù họ vẫn thường tới đây vào sáng sớm.
Thụ về nhà vào buổi trưa. Khung giờ 12-14h và 17-19h ở Rome thường “kẹt xe dữ dội” nhưng hôm nay xe cộ vắng hơn hẳn.
“Rome là thành phố của các bảo tàng, của báu vật quư giá nhất thế giới, các rạp hát đông người, giờ vắng người, ḿnh cũng thấy buồn”, Thụ nói.
Người xếp hàng mua đồ về tích trữ buổi tối sau khi có lệnh phong tỏa cả nước và đấu trường La Mă vắng bóng khách sáng hôm sau. Ảnh: Lư Dật Thụ.
Từ trước lệnh phong tỏa, dịch bệnh lây lan mạnh ở miền Bắc Italy đă khiến cuộc sống ở Rome xen lẫn sự thận trọng.
Trường của anh đă quay video một số bài giảng, gửi lên mạng để sinh viên tự học. Ở bệnh viện nơi Thụ thực hành, lần đầu tiên anh thấy người đeo khẩu trang, từ bác sĩ cho đến người khuân vác, nhưng chỉ ở khoa truyền nhiễm.
Tới bưu điện, Thụ được yêu cầu lấy số rồi đứng chờ ở ngoài, thay v́ ngồi trên ghế đợi ở bên trong như mọi khi. Chỉ khi vài người giao dịch xong và đi ra, vài người khác mới được vào.
“Một Milan kỳ lạ”
Tương tự, Milan cũng trở nên xa lạ đối với Nguyễn Thùy Linh, 29 tuổi, trở lại từ TP.HCM cách đây hơn một tuần, khi mà miền Bắc Italy đă thành điểm nóng của dịch bệnh.
“Ḿnh về Italy ngày 27/2, cũng khá lo ngại v́ một nửa gia đ́nh của ḿnh bảo đừng về, c̣n nửa kia bảo cứ b́nh tĩnh”, Linh nói với ****.vn, cho biết cô là một trong số ít người đeo khẩu trang trên máy bay. “Mọi người đều nh́n ḿnh”.
21h30 tối, sân bay rất vắng, thành phố im lặng, ít xe chạy trên đường. Milan trước khi cô về Việt Nam là một thành phố sầm uất, nhộn nhịp. “Bác lái taxi của ḿnh nói phải đợi một tiếng mới có khách”, sinh viên ngành quản trị nhân sự Đại học Milan kể lại.
Chưa bao giờ trong lịch sử đại học Italy mà việc học trên lớp bị hoăn lại lâu như vậy, email của trường tới ḥm thư của Linh, hướng dẫn làm bài tập qua mạng. “Thật buồn khi thấy sân trường và pḥng học trống không... Thầy rất nhớ những bữa tiệc tốt nghiệp ồn ào”.
Thành phố Milan trở nên vắng lặng. Ảnh: Nguyễn Thùy Linh.
Thành phố Milan nơi Linh học đă nằm trong diện phong tỏa miền Bắc Italy từ ngày 8/3, hai ngày trước lệnh phong tỏa cả nước.
Nhưng tin đồn tối trước đó đă khiến nhiều người vội vàng kéo vali, chạy ra bến tàu mua vé các chuyến cuối rời đi. Một người bạn của cô muốn sang Đức ở với gia đ́nh, nhưng gia đ́nh bên Đức nói công việc kinh doanh sẽ ảnh hưởng nếu có người từ Milan ghé thăm.
“Một Milan kỳ lạ”, Linh nói về lệnh phong tỏa. “Xe cộ vắng hơn, mọi người hạn chế ra ngoài đường”.
Xuống quầy lễ tân của kư túc xá, kệ treo ch́a khóa gần như đủ các pḥng. Chỉ một số không có ch́a, tức có người đang ở. “Các bạn đă đặt vé về từ tầm 20-21/2, quay trở lại nước ḿnh hoặc sang nước châu Âu khác”, Linh nói.
Một siêu thị ở Milan yêu cầu khách phải đeo găng tay. Ảnh: Nguyễn Thùy Linh.Đi du lịch, không thể trở về v́ phong tỏa
Tháng 3 này lẽ ra là thời gian rất đẹp đối với Lương Ngọc Anh, sinh viên sắp tốt nghiệp Đại học Rome. Cô sẽ mặc áo dài trong ngày tốt nghiệp hai tuần tới, sau ba năm học. Cô mời nhiều bạn bè từ tháng trước.
Nhưng với lệnh cấm tụ tập đông người kéo dài tới đầu tháng 4, lễ tốt nghiệp của Ngọc Anh bị hoăn “chưa biết tới bao giờ”.
Thay v́ đi nhiều nước châu Âu, cô và bạn trai chỉ đi hai nước, các kế hoạch đảo lộn. “May mà tụi em không đặt vé trước, nếu đặt vé trước th́ mất hết sạch tiền”, Ngọc Anh nói với ****.vn khi đang ở Ba Lan.
Giữa chuyến du lịch, họ phải “liên tục lên mạng t́m xem có nước nào cấm người từ Italy không”, Ngọc Anh nói. Chẳng hạn, họ không thể tới Séc, dù có người nhà ở đó, v́ Séc sẽ cách ly những người đến từ Italy.
“Đeo khẩu trang cũng bị nh́n”, Ngọc Anh nói thêm. Khi trên xe buưt qua biên giới Đức, cảnh sát thấy cặp đôi đeo khẩu trang, tới hỏi kỹ hơn “hai người có bị sao không... nếu bị sao chúng tôi sẽ đưa tới viện”.
Cảnh sát Italy tại chốt chặn ở Valsamoggia giữa hai tỉnh được phong tỏa là Modena và Bologna hôm 9/3. Ảnh: Getty Images.
Việc quay về Italy ngày càng khó do nhiều chuyến bay bị hủy. Chưa vào lại được Italy, Ngọc Anh vẫn c̣n nhà thuê, tiền đặt cọc, đồ đạc ở đây, vẫn trả tiền nhà.
Dịch bệnh đă ảnh hưởng tới cộng đồng Việt Nam từ “hơn nửa tháng” trước khi có lệnh phong tỏa, cô nói thêm. Nhiều nhà hàng Việt Nam đă không c̣n khách “v́ tâm lư kỳ thị”, thậm chí không bán nữa.
Trong khi đó, Nguyễn Thanh Hiền, 25 tuổi, học thạc sĩ tại thành phố Modena, thuộc khu vực Emilia Romagna, một trong nhiều tâm dịch tại Italy, đă phải nghỉ học 2 tuần nay.
“Tàu xe vẫn hoạt động b́nh thường... nhưng phải khai báo mục đích của chuyến đi, phải là các trường hợp khẩn cấp, công việc, hay đang đi du lịch nhưng bị kẹt lại, th́ mới được phép ra khỏi đây”, Hiền nói.
Cảnh sát lên tàu kiểm tra giấy tờ hoặc trực tại các chốt ở nhà ga, sân bay, trạm thu phí và mọi cửa ngơ của thành phố, Hiền cho biết.
Đường phố nơi cô ở vắng hơn thường lệ, nhưng công viên vẫn có “kha khá người” đi bộ, chơi thể thao, dắt chó đi dạo. “Mọi người không hoảng loạn. Chỉ 1-2 ngày đầu bùng phát là có hiện tượng tích trữ đồ ăn, giờ th́ không”, Hiền nói.
Công viên vắng người ở Modena, Italy giữa dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Thanh Hiền.“Chúng ta đứng cách nhau 1 m nhé”
Từ Milan, Linh cũng kể về một lễ tốt nghiệp chóng vánh, “về sớm” của một người bạn cô gần đây. Lối sống có chút thay đổi, các bạn của cô không ăn ở nhà ăn của trường như trước mà đem về pḥng.
Khi tuyên bố lệnh phong tỏa cả nước Italy, Thủ tướng Conte yêu cầu mọi người giữ khoảng cách 1 m. Các hàng quán, cửa tiệm được mở cửa nếu đảm bảo được rằng khách hàng giữ khoảng cách.
Nhiều người Italy dường như đang hưởng ứng đề nghị này của thủ tướng, đứng cách xa nhau khi xếp hàng, theo các h́nh ảnh trên báo chí và Twitter. Phóng viên đài BBC World Service kể có người đă cắt hàng v́ không nhận ra mọi người đang đứng cách xa nhau, sau đó xin lỗi về sự hiểu lầm.
“Vui ḷng lùi một chút”, một tiệm ăn ở Milan mà Linh tới đă nhắc khách như vậy, để họ xếp hàng cách một đoạn so với quầy tính tiền. Dù là đưa thẻ thanh toán hay đưa ch́a khóa cho lễ tân ở kư túc xá, mọi người thường đặt lên quầy thay v́ trao tận tay.
“1 m nhé”, một người bạn của Linh giơ tay từ chối nhẹ, khi cô lại gần ôm chào hỏi theo thói quen của người Italy. Linh không thấy bối rối, mà cảm ơn bạn v́ đă nhắc nhở điều mà Linh nói là “đă thành nguyên tắc” những ngày này.
Mặc dù nhiều nơi ở Rome đóng cửa, nhưng gần đây, Thụ, 26 tuổi và là sinh viên ngành y khoa, vẫn thấy thanh niên tụ tập về đêm - mà anh cho là nét văn hóa mà Rome không thể bỏ.
Lư Dật Thụ, học Thạc sĩ ngành y, Đại học Rome. Ảnh: NVCC.
“Lịch sử 28 thế kỷ nay rồi, cuộc sống người thành Rome vẫn vậy”, Thụ nói. “Vũ trường, disco đóng cửa, th́ người trẻ tụ tập ở đài phun nước, quảng trường, ngồi tụ tập ăn kem, đem rượu tới. Em thấy vẫn đông như ngày thường”.
Ít người đeo khẩu trang, và Thụ có hỏi tại sao. “Khẩu trang không có tác dụng ǵ đâu... người bệnh mới đeo, người khỏe không đeo làm ǵ”, các bạn người Italy trả lời về văn hóa của ḿnh.
Thụ cho biết người Việt và người Trung Quốc tại Rome đeo khẩu trang sớm nhất và là những người đầu tiên mua khẩu trang, nước rửa tay, mua đồ về dự trữ, “tâm lư hệt như bên Việt Nam vậy”.
“Em không có khẩu trang để mà đeo. Khi dịch bùng lên, chưa tới Rome, người ta đă quét sạch khẩu trang, các nhà thuốc hết hàng, nhưng ra ngoài lại không thấy ai đeo”, Thụ nói.
Ở Milan, Linh cho rằng người Italy đang dần đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng. Nhưng ít nhất hai người đă tránh ra xa trên tàu xe khi vừa thấy Linh đeo khẩu trang - cô chỉ có thể “bật cười”.
Linh chưa rơ có thể tiếp tục phỏng vấn và xin vào một chương tŕnh thực tập tháng 4 hay không. Trong những ngày này, Linh xem cảnh đẹp của Italy trên YouTube rồi ghi lại để lấy tinh thần sau này đi du lịch. “Trước kia th́ tung tăng tung tẩy muốn đi đâu cũng được”.
Màn tŕnh diễn Shen Yun mà Linh đặt vé cả năm trước cuối cùng phải hủy. Ban tổ chức phải email hơn 15.000 khán giả để xin lỗi.
Ở Rome, Thụ không c̣n tới được các thư viện công hay những tối bảo tàng mở miễn phí như anh vẫn thường đi. Tuy vậy, anh cố nh́n vào mặt tích cực.
“Chỉ chán đối với du khách thôi”, Thụ nói. “Thường ngày Rome lúc nào cũng đông, cả từ 12h đêm tới sáng... nay thấy thoải mái, dễ thở hơn đối với người sống ở đây”.
VietBF@ sưu tầm.