Những sai lầm tai hại kiểu này khi ăn trái thơm (dứa) dễ mang bệnh vào người. Không phải ai cũng biết ăn dứa đúng cách. Những sai lầm khi ăn dứa dưới đây có thể sẽ khiến bạn tự rước họa vào thân.
Ăn dứa vào lúc đói
Ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột gây nôn nao, khó chịu. Khi say dứa hay ngộ độc dứa, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ngứa khắp người sau đó nổi mẩn toàn thân, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp, khó thở.
Ăn quá nhiều
Nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày có thể làm các axit hữu cơ và một số enzym có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày, gây viêm loét niêm mạc dạ dày. Ăn nhiều dứa gây rát lưỡi do trái cây này giàu acid oxalic; nếu hàm lượng oxalic quá cao sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Ăn dứa không cắt sạch mắt dứa
Mắt dứa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rát lưỡi và say dứa. Thậm chí, một số quả dứa có chứa các mắt dứa có độc tố sẽ gây ra tình trạng ngộ độc dứa nếu ăn phải. Do vậy, không nên ăn dứa khi chưa cắt mắt hoặc không gọt sạch mắt dứa.
Khi bị đau dạ dày
Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Vì vậy, dứa không có lợi cho người đau dạ dày.
Khi bị cao huyết áp
Chất serotonin (5-hydroxytryptamine, 5-HT) trong dứa có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, những người bị tăng huyết áp nên tránh xa loại quả này.
Khi bị bệnh chảy máu
Theo các nhà nghiên cứu, dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết. Thế nên người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết... không nên ăn dứa.