Một điều đáng quư hơn cho những tấm ḷng của đồng hương Việt Nam đă đến với ông Thuận Trần, 60 tuổi, một người Việt gốc Hoa, chia sẻ, chở che, để ông vượt qua khó khăn giữa mùa Đông lạnh giá, sau khi ông Thuận Trần mất việc v́ COVID-19, rồi trở thành người vô gia cư, nhưng ông may mắn được những người Mễ (gốc Hispanic) giúp đỡ.
Ông Thuận Trần với hộp cơm trứng chiên lạp xưởng, do anh David làm và mang tới. Từ Tháng Ba tới nay, ông Thuận mới được ăn cơm. (H́nh: Vang David)
Tứ cố vô thân, một ḿnh bươn chải
Ngày 28 Tháng Mười Một, trên trang facebook “Người Việt Cali,” một thành viên tên Vang David, viết: “Hôm nay t́nh cờ gặp được chú này… năm nay 60 tuổi bị thất nghiệp lúc COVID-19 và bị chủ nhà đuổi và phải sống trong xe. Đứng tâm sự nghe chú nói sáu tháng rồi chú chưa được ăn cơm và chú hỏi ḿnh có thể cho chú đĩa cơm trứng với lạp xưởng. Ḿnh nói để đi mua cho chú Chinese food Togo th́ chú nói không thích… Thích cơm nhà v́ lâu rồi chú không được ăn. Vậy là ḿnh về ra tay món dễ nhất. Chú ăn xong cám ơn vui vẻ và không hề xin tiền. Chú cứ nói tới Tháng Mười Hai có thuốc ngừa, là ông chủ sẽ kêu làm lại. Chú ở ngay góc đường Carson và Belshire của thành phố Lakewood. Ai có đi ngang th́ có ǵ cho chú đấy… Hy vọng chú có lại việc làm. Tuy chú ở ngoài đường nhưng rất sạch sẽ và có tự trọng lắm… không làm phiền ai nhưng ngại tiếp xúc…”
Ḍng “status” đă nhận được nhiều chia sẻ, sau đó người đàn ông này được rất nhiều người Việt liên lạc để giúp ông vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tiếp xúc với ông, phóng viên báo Người Việt được ông kể lại nhiều điều.
Ông tên Thuận Trần, người Việt gốc Hoa, sinh năm 1960 tại Chợ Lớn. Gia đ́nh ông như bao gia đ́nh người Hoa khác thời Việt Nam Cộng Ḥa, lấy buôn bán làm kế sinh nhai.
Ông kể, sau năm 1975, gia đ́nh xuống dốc, bốn anh em ông t́m đường vượt biên. Ba người đi được là ông, người anh hiện ở Canada, và người chị hiện ở Úc. Ông c̣n người chị nữa sống nghèo khổ ở Việt Nam.
Phần ông Thuận, vượt viên đến Hông Kông năm 1995, ba năm sau ông đặt chân lên nước Mỹ, và trở thành người tứ cố vô thân, không nghề nghiệp ổn định. Có thể gọi ông làm nghề “thợ đụng” – đụng đâu làm đó, ai mướn ǵ cũng làm, ở đâu gọi cũng đi.
Khởi đầu từ tiểu bang West Virginia, ông chu du qua vài tiểu bang, theo tiếng gọi công việc trước khi dừng chân ở California. Vẫn công việc phụ bếp, dọn dẹp, lau chùi, rửa chén,… Công việc cứ bấp bênh nên ông chẳng bao giờ nghĩ đến lập gia đ́nh.
“Lương chỉ đủ sống cho bản thân thôi, nên tôi không dám yêu luôn, chứ nói chi lấy vợ,” ông nói trong ngậm ngùi.
“Khoảng năm 2001, tôi đọc tờ báo tiếng Hoa, thấy một tiệm ăn ở Florida cần người phụ bếp, lương cao hơn chỗ tôi làm ở California nên tôi gọi cho họ xin việc. Họ nói cứ mua vé máy bay sang đó, nếu làm được ba tháng, họ trả cho tôi tiền vé một chiều, nếu làm được sáu tháng, họ cho luôn vé khứ hồi về California luôn khi nghỉ việc. Thế là tôi đi.”
Ông Thuận Trần thử đôi giày mới, do anh David tặng. (H́nh: Vang David)
Nhờ chuyến đi đó, ông sắm được chiếc xe Toyota Camry, và cái nghề đầu bếp.
Ông Thuận kể: “Mới vô nhà hàng, tôi chỉ làm rửa chén thôi. Rảnh th́ làm lau dọn bếp cho sạch sẽ gọn gàng. Ở đó có mấy tay đầu bếp làm biếng lắm, cứ đẩy việc cho nhau, không chịu làm. Tôi nói với họ chỉ cho tôi cách xào rau đi, tôi xào giùm cho, các anh cứ ngồi chơi, hút thuốc. Thế là họ chỉ. Tôi làm được th́ họ cứ kêu tôi làm, làm măi th́ rành. Rồi họ chỉ tôi cách nêm nếm, xào thịt heo, thịt ḅ, chiên cá,…”
Thế là ông học được nghề nấu bếp các món ăn Trung Hoa. Mấy người đầu bếp kia sướng quá, việc nhiều th́ đẩy qua ông nấu, miễn khách không chê là được.
Đúng là khách không chê, v́ tay nghề của ông Thuận ngày càng lên, nhưng ông chủ nhà hàng phát hiện chuyện lươn lẹo này.
Ông thuận kể tiếp: “Thời gian sau ông chủ thấy mấy ông đầu bếp đó làm biếng quá, nên đuổi luôn. Ổng nói tôi lên làm đầu bếp đi. Thế là tự nhiên tôi trở thành chef cook, được tăng lương thêm chút đỉnh. Nhờ đó tôi dành dụm được ít tiền, gần hai năm sau mua được chiếc Toyota Camry này.”
Ở Florida được gần hai năm th́ ông Thuận t́m đường về California. Lần này th́ ông chất đồ đạc lên chiếc Toyota chạy một mạch. Tài sản của ông cũng không chất đầy chiếc xe này.
Ông Thuận nhớ lại: “Tôi làm cho một tiệm vịt quay ở đường Bolsa sáu tháng. Ở đó, tôi học được cách làm nước xốt. Thực ra th́ tự học thôi, thấy họ làm, ḿnh để ư, rồi bắt chước, chứ đâu có ai chỉ. Sau đó, tôi qua làm cho nhà hàng Tân Cảng, được hơn một năm th́ lại xách gói qua nhà hàng Pick Up Stix ở Fountain Valley. Nói chung, có đổi chỗ làm, lương mới lên, chứ làm một chỗ chủ ít khi tăng lương cho ḿnh lắm.”
Năm 2012, ông Thuận đọc báo thấy nhà hàng New Shanghai Pine Garden ở Newport Beach tuyển đầu bếp. Ông nói chuyện với họ và được nhận. Một lần nữa, ông lại đổi chỗ làm, lương khá hơn.
“Nhà hàng này trước khi bị COVID-19 làm ăn được lắm. Một năm họ bận rộn khoảng chín tháng, rất đông khách. Tháng Ba vừa rồi, họ phải đóng cửa theo lệnh tiểu bang. Tôi bị thất nghiệp từ đó.”
Cô Điệp Lê và anh Thuần Nguyễn, đại diện Nhóm Người Việt Cali đến tặng quà cho ông Thuận. (H́nh: Vũ Đ́nh Trọng)
Hơn 10 tháng lang thang, sống nhờ người Mễ nghèo
Ông Thuận bị thất nghiệp, nhưng không xin được trợ cấp, v́ ông lănh lương bằng tiền mặt. Có lẽ, ông không ngờ sẽ có một ngày ông rơi vào hoàn cảnh khó khăn như thế. Trong ánh mắt buồn phiền khi nhắc lại chuyện thất nghiệp, ông c̣n một nỗi lo vượt quá tầm tay.
Ông kể: “Tôi c̣n bà chị ở Việt Nam. Bà già rồi, lại c̣n nghèo nữa. vài năm nay đôi mắt chẳng hiểu sao bị mù. Bà có hai đứa con trai, chúng nó lập gia đ́nh hết rồi, nhưng cũng nghèo, nên chẳng giúp ǵ được cho bà. Mấy năm nay, năm nào tôi cũng gởi về cho chị tôi $1,500 để bả xoay sở. Tính ra cũng chỉ hơn $100 một tháng thôi, chị sống hà tiện th́ cũng qua ngày.”
Tháng Ba vừa qua, không thấy ông Thuận gởi tiền về, bà gọi điện thoại qua hỏi, ông trả lời “em bị thất nghiệp rồi, phải ngủ ngoài xe th́ lấy tiền đâu gởi về cho chị.”
Thế là hai chị em khóc cho nhau. Giờ chẳng biết bà sống thế nào, khi người em, người bà muốn nhờ cậy lúc cuối đời, cũng phải ra đường sống nhờ ḷng tốt người khác.
Ḷng tốt của những người Mễ nghèo
Từ hồi phải ngủ trong xe, ông Thuận thường đậu tại khu thương mại nhỏ ở số 12321 E. Carson St., thành phố Hawaiian Garden. Nơi đó, có một tiệm giặt máy tên Lucky Coin Laundry.
Những người Mễ (gốc Hispanic) thường mang đồ đến đây giặt. Nhà nghèo mới dùng tới dịch vụ này, chứ nhà khá giả chút xíu đă có máy giặt ở nhà.
Khách hàng Mễ thấy ông Thuận đậu xe ở đấy, vài ba ngày sau, lại hỏi chuyện. Không phải để kết bạn, mà để giúp đỡ.
Ông Thuận kể: “Từ hồi trở thành homeless đến giờ, tôi toàn sống nhờ những người Mễ tới đây giặt đồ. Họ nó thấy tôi khổ quá, người cho $1, người cho $2 mua hamburger ăn. $1.30 một cái hamberger, một ngày tôi ăn hai cái, hết $2.60. Mua một gallon nước hết 35 cent, là đủ dùng.”
Giúp người th́ giúp, nhưng hỏi chuyện th́ họ chẳng nói thêm câu ǵ ngoài câu “I only gave him one dollar. Don’t mention it!” với vẻ ngượng ngùng.
Ông Thuận nói tiếp: “Họ tốt hơn thế. Nhà họ ăn cái ǵ mang ra cho tôi cái đó. Không thấy tôi ở đây, th́ chạy qua công viên Bloomfield gần đây t́m. Một tuần tôi cũng được họ đưa vể nhà hai lần cho tắm.”
Nhờ t́nh thương của những người Mễ đi giặt đồ nên ông Thuận mới quyết định đậu xe trong khu tiệm Lucky Coin Laundry, mặc dù bị bà chủ phố nhiều lần đuổi đi, và hăm gọi cảnh sát lại phạt vạ. Mỗi lần thấy xe bà chủ phố tới, ông Thuận lại mau mắn chạy xe qua công viên Bloomfield đậu tạm.
Ông Thuận Nguyễn và chiếc xe Toyota Camry, gia tài quư giá nhất của ông. (H́nh: Vũ Đ́nh Trọng)
Gặp người Việt dang tay giúp đỡ
Anh David là người Việt tiếp xúc với ông Thuận đầu tiên sau hơn 10 tháng ông trở thành người không nhà. Anh viết một status lên trang fanpage “Người Việt Cali,” nhờ đó, nhiều đồng hương biết chuyện liên lạc giúp đỡ ông. Nhóm Người Việt Cali cũng cử đại diện là cô Diệp Lê và anh Thuần Nguyễn, đến tặng quà cho ông.
Tính đến ngày 30 Tháng Mười Một, status của anh David về hoàn cảnh ông Thuận nhận được hơn 2,500 likes, 428 b́nh luận, và 486 chia sẻ. Anh David cũng không thể ngờ tấm ḷng của đồng hương lại thể hiện mạnh mẽ và bao dung đến thế.
Có thể điều đó khiến anh lo, nếu nhân vật được giúp không xứng đáng với t́nh thương này, th́ anh lại trở thành kẻ “vẽ đường cho hươu chạy,” nên anh chia sẻ thêm.
“Cám ơn tất cả các bạn hai hôm nay giúp chú này chút đồ ăn và chút tiền cho chú sống qua ngày. Thành thật cám ơn các bạn có ḷng giúp người già trong mùa Đông lạnh như thế này. Ấm áp t́nh đồng hương lắm. Ḿnh có nhận nhiều tin nhắn của các bạn muốn giúp tiền và chỗ ở cho chú. Nhưng việc này cần nhiều thời gian để t́m hiểu kỹ càng về chú, hoàn cảnh quá khứ và hiện tại của chú trước khi ḿnh thật sự giúp 100%. Ḿnh cũng lần đầu gặp chú hôm Thứ Bảy thôi, và thấy một hộp cơm tặng chú không đáng là bao nhiêu, và ḿnh thật cảm động khi thấy một chú như vậy mà sống ngoài đường nên ḿnh đăng tin lên cho các bạn giúp đỡ. Nhưng không thể tin được có quá nhiều người tốt bụng dang tay giúp chú và liên quan đến tiền bạc của mọi người nên ḿnh cần có thời gian t́m hiểu kỹ. Các bạn nào muốn giúp chú th́ cứ đến gặp thẳng chú chứ ḿnh chưa t́m hiểu rơ ràng th́ ḿnh không thể nhận ǵ từ các bạn được. Cám ơn các bạn đă nhắn tin cho ḿnh.”
Nói về hoàn cảnh của ḿnh, ông Thuận cũng không muốn trở thành người xin tiền bá tánh. “Tôi không muốn anh chị tôi biết chuyện này và nghĩ tôi là người đi xin tiền. Họ sẽ mắng tôi, và tôi không muốn điều này xảy ra. Chuyện tôi phải ra đường, tôi cũng không muốn nói cho họ biết.”
Ông chia sẻ trong nỗi buồn: “Hiện tại tôi đang rất khó khăn, ai thương giúp tôi th́ tôi nhận, chứ để hiểu lầm tôi tạo ra chuyện này để xin tiền mọi người th́ tội lắm. Xin cám ơn mọi người, cám ơn nhiều lắm. Tôi chỉ mong giữa Tháng Mười Hai, khi nhà hàng New Shanghai Pine Garden được mở cửa lại đón khách, chủ kêu tôi đi làm lại, tôi sẽ có tiền mướn pḥng ở. Ráng chờ thêm mười mấy ngày nữa. Tôi cũng chỉ hy vọng thế thôi.”
Ông Thuận tại căn pḥng mới, do các nhà hảo tâm giúp. (H́nh: Facebook Diep Le)
Một kết thúc giàu t́nh người
Có lẽ, ông Thuận không thể mơ đẹp hơn những ǵ ông nhận được từ cộng đồng Người Việt Cali. Chỉ vài ngày sau status của anh Vang David, rất nhiều người t́m cách liên lạc ông Thuận để giúp ông từ tiền bạc cho đến vật dụng mùa Đông, như mền, áo ấm. Hơn thế nữa, có người c̣n nhận ông vào làm.
Cô Thao T Nguyen (admin Nhóm Người Việt Cali) viết trên facebook cho biết.
“Sau khi anh David lên tiếng về trường hợp của chú v́ COVID-19 nên thất nghiệp và ngủ ngoài xe bốn tháng nay, mọi người trong group ḿnh và các group khác ghé thăm chú, cho mền, đồ ăn và tiền.”
“Việc cần kíp là việc làm, chú rất chú tâm đi xin việc và nhờ sự giúp đỡ của anh David dẫn chú đi chợ ABC, chợ AA, chợ Thanh Long. Các nơi đều hẹn sẽ gọi lại chú khi cần. Và tin vui là trưa nay, O Bảy dẫn chú tới Phá Lấu Quán gặp em Tuyet Tran. Vợ chồng em ấy nhận chú làm bếp, đúng sở trường và nghề của chú. Lương thử việc rất hợp lư, chú rất mừng. Thứ Năm đi làm.”
“Việc tiếp theo quan trọng không kém là t́m một pḥng cho share tầm $400, group ḿnh ai có hoặc biết th́ giới thiệu giúp. Gần gần Phá Lấu Quán ở đường Wesrminster-Newland th́ tốt. Tiền share pḥng và deposit các nhà hảo tâm đă cho đủ nên các chủ nhà yên tâm. Chú hiền, sạch sẽ và sống đơn giản, trầm tính, nói tiếng Việt không vững v́ qua ba mấy năm rồi, người gốc Hoa. Không gia đ́nh, không người thân ở đây. Cố gắng trước Thứ Năm chú thuê được pḥng, v́ ngủ ngoài xe lạnh tội lắm.
Mong mọi người ra tay một lần nữa. Chú có việc rồi nên chú có nhắn là xin không nhận tiền mọi người giúp nữa v́ chú muốn tự làm tự sống. Bọn ḿnh để dành sức giúp những hoàn cảnh khác nhe. Trân quư các tấm ḷng.”
Và cuối cùng, ông Thuận cũng mướn được một căn pḥng nhỏ nhưng ấm cúng. Ấm cúng tỏa ra từ những tấm ḷng. [kn]