Giấc ngủ là chìa khóa cho sức khỏe vàng, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả lớn mà không thể lường trước.
Một phần ba cuộc đời của con người dành cho giấc ngủ. Trong khi ngủ, cơ thể con người vẫn hoạt động, tái tạo lại các cơ bắp sau quá trình vận động trong ngày đồng thời loại bỏ một số độc tố tích tụ trong cơ thể.
Nếu ngủ không đủ giấc, não bộ không thể hoạt động bình thường, các hoạt động sống khác nhau của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, cơ thể có thể có những biểu hiện khó chịu khác nhau như thiếu năng lượng, giảm trí nhớ. Bên cạnh việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, chúng ta cần lưu ý tránh 3 thói quen sau để hạn chế rủi ro đối với cơ thể.
Ngủ sau khi vừa ăn no
Nhiều người thường buồn ngủ sau khi ăn, có người vì bận rộn sẽ đi ngủ ngay vì thời gian nghỉ trưa tương đối ngắn. Tuy được nghỉ ngơi nhưng điều này không tốt cho sức khỏe, nếu thường xuyên đi ngủ ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của tỳ vị và dạ dày, để lâu có thể gây khó tiêu, thậm chí gây ra các vấn để nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
Nằm ngửa ngay sau một bữa ăn có thể cảm thấy dễ chịu, nhưng quá trình tiêu hóa cần được thực hiện ở tư thế thẳng. Theo Mayo Clinic, khi dạ dày chứa đầy thức ăn mà ngay lập tức nằm xuống, axit trong dạ dày (sẽ tăng lên trong quá trình tiêu hóa) có thể đi qua thực quản, khiến bạn bị trào ngược axit.
Triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược axit là ợ chua, đau rát ở giữa ngực, sau xương ức. Những vấn đề về tiêu hóa này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể khiến bạn không thể ngủ ngon.
Ngủ không đúng giấc
Một số người có thể thường xuyên bị đảo lộn giấc ngủ vì lý do công việc. Bình thường thì buổi tối là thời gian đi ngủ, còn ban ngày là thời gian thích hợp cho công việc và học tập. Về lâu dài, việc ngủ không đúng giấc, thức quá khuya khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể, đồng thời có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Nếu bạn tiếp tục làm việc mà không ngủ đủ giấc, bạn có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài và nghiêm trọng. Một số vấn đề tiềm ẩn liên quan đến thiếu ngủ mãn tính là huyết áp cao, tiểu đường, đau tim, suy tim hoặc đột quỵ. Một số vấn đề khác bao gồm béo phì, trầm cảm, suy giảm khả năng miễn dịch...
Theo thời gian, ngủ không đúng giấc dẫn đến nếp nhăn sớm và quầng thâm dưới mắt. Ngoài ra còn có mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và sự gia tăng hormone căng thẳng, cortisol trong cơ thể. Cortisol có thể phá vỡ collagen, loại protein giữ cho làn da mịn màng.
Ngủ trùm chăn kín đầu
Đôi khi vì lạnh, mọi người có thói quen chui đầu vào chăn, cuộn tròn và ngủ. Tư thế ngủ này thoải mái hơn nhưng lại dễ dẫn đến việc gia tăng khí cacbonic khiến việc hít thở khó khăn. Ngủ lâu như vậy dễ bị nghẹt thở hay còn gọi là tắc đường hô hấp, sau khi ngủ dậy rất dễ bị đau đầu, về lâu dài còn có thể gây ra những tổn thương nhất định cho gan.
Bằng chứng cho thấy 23% những người ngủ trùm chăn bị sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ là sự suy giảm khả năng tinh thần gây cản trở cuộc sống hàng ngày. Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất. Lý do tại sao việc che đầu lại làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ là bởi nó hạn chế luồng không khí. Do đó, não không nhận đủ không khí cần thiết để hoạt động bình thường.
Khi đắp chăn kín đầu, bạn hít phải bụi bẩn và vi khuẩn ẩn náu bên dưới chăn. Về cơ bản, thói quen tưởng chừng như vô hại này lại tạo ra một môi trường có thể gây dị ứng, khiến bạn khó ngủ hơn.
Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra khi hơi thở bị gián đoạn. Các số liệu cho thấy 42 triệu người Mỹ bị rối loạn nhịp thở khi ngủ và cứ 5 người thì có 1 người bị ngưng thở khi ngủ. Trùm chăn kín đầu khi ngủ làm tăng nguy cơ ngạt thở và có thể kích hoạt hoặc làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ.
VietBF@sưu tập