Tác động của đại dịch Covid-19 cùng mối quan hệ giữa các thương hiệu và nhà sản xuất đă khiến các công nhân ngành may mặc ở châu Á đối diện với t́nh cảnh lao đao.
Theo công bố của một nhóm bảo vệ quyền lao động, công nhân may mặc ở châu Á đă bị tước đi gần 12 tỷ USD tiền lương và tiền bồi thường mất việc khi các nhà bán lẻ quốc tế hủy đơn đặt hàng và yêu cầu giảm giá sau đại dịch.
Số liệu mà Clean Clothes Campaign (tạm dịch: Chiến dịch Quần Áo Sạch) công bố cho thấy khoảng 1,6 triệu công nhân trên 7 quốc gia châu Á bao gồm cả Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh đă bị mất việc làm và nhiều người trong số đó bị từ chối trả trợ cấp mất việc.
Người lao động ở các quốc gia mà chiến dịch tiến hành khảo sát, ngoại trừ Indonesia, nhận được thù lao ít hơn hai tháng lương so với thu nhập b́nh thường.
Khi các nhà máy trên khắp châu Á đóng cửa do ngừng hoạt động hoặc đơn hàng bị hủy, nhân viên bị sa thải hoặc chỉ được trả một phần nhỏ. Điều này khiến những công nhân ngành này gặp khó khăn trong việc tiết kiệm bởi họ vốn đă có mức lương không cao.
Giám đốc Quỹ Giáo dục Lao động có trụ sở tại Pakistan Khalid Mahmood cho biết việc sa thải và trả lương thấp cho công nhân trong chuỗi cung ứng thời trang toàn cầu trị giá 2,5 ngh́n tỷ USD này không chỉ xảy ra ở một nhà máy ở Bangladesh hoặc Pakistan. Điều đó đang diễn ra trong toàn ngành may mặc khi các công nhân ngành này bị nợ lương khoảng 11,85 tỷ USD.
Từ nhiều thập kỷ trước, hầu hết các nhà sản xuất thời trang phương Tây đă chuyển nhà máy sản xuất đến các nước Nam và Đông Nam Á để t́m kiếm nguồn lao động giá rẻ. Điều này diễn ra song song với sự trỗi dậy của thời trang nhanh (fast fashion) – là những bộ quần áo giá rẻ chỉ mặc một hoặc vài lần rồi bỏ đi.
Khi châu Âu và Mỹ phong tỏa v́ đại dịch, nhiều nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đă phản ứng bằng cách yêu cầu giảm giá sâu hoặc từ chối thanh toán các đơn đặt hàng v́ lo sợ sẽ gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm. Doanh thu sụt giảm ở một số thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ lớn đă có lăi trở lại khi các đợt phong tỏa được nới lỏng.
Nhà bán lẻ thời trang Thụy Điển H&M biết rằng nhiều công nhân ngành may mặc châu Á đă bị cắt giờ làm việc v́ t́nh trạng phong tỏa của nhiều quốc gia và nhu cầu của khách hàng giảm. Công ty này cũng nhận thức được t́nh cảnh hoàn toàn phụ thuộc vào việc mua hàng một cách có trách nhiệm từ phía các nhà bán lẻ.
Tập đoàn Inditex, chủ sở hữu thương hiệu Zara, đă thanh toán đầy đủ cho tất cả các đơn đặt hàng đă và đang trong quá tŕnh sản xuất khi đợt phong tỏa xảy ra. Tập đoàn này cũng ủng hộ việc tổ chức công đoàn và thương lượng tập thể trong chuỗi cung ứng của ḿnh như một cách để thúc đẩy quyền của người lao động và mức lương công bằng.
Lâu nay, cán cân quyền lực giữa các thương hiệu nổi tiếng và các nhà sản xuất đă bị mất cân bằng. Hơn nữa, đại dịch Covid-19 chính là yếu tố thúc đẩy việc ép giá mặt hàng may mặc sản xuất ở châu Á xuống nhanh hơn. Nhiều nhà máy hiện đang gặp khó khăn tài chính sau khi đơn hàng bị hủy và đang rơi vào tuyệt vọng.
Nhóm Clean Clothes Campaign cảnh báo rằng khi tỷ lệ nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng trên toàn thế giới, các công nhân may mặc sẽ c̣n đối mặt với t́nh h́nh tồi tệ hơn.
VietBF @ Sưu tầm