Cho đến giờ phút này, ta phải thừa nhận với nhau rằng tất cả các kịch bản chống dịch đă sụp đổ. Thất bại lẫn nhục nhă nó thay cho ngạo nghễ và tự hào. Chẳng ai c̣n thấy sự ngạo nghễ nó treo trên những khuôn mặt của quan chức, thay vào đó, là sự lạnh lùng, của những người không có trái tim.
Ở các quốc gia dân chủ, chính sách công luôn đóng vai tṛ hiệu quả, đảm bảo cho những cân bằng xă hội. Chính sách công sở dĩ hiệu quả bởi có yếu tố quyền làm chủ của người dân.
Khi đại dịch hay thảm họa xảy đến, việc đầu tiên ngoài lên một kế hoạch tổng thể nguy cơ để đối phó th́ hậu quả sẽ được tính đến. Chúng ta không nói đâu xa xôi Châu Âu hay các quốc gia Nhật Hàn, ta thấy ngay như Thái Lan họ cũng tính được hậu quả nên ngân khố mở ra ngay để ngăn chặn một cuộc thảm họa nhân đạo. Các gói hàng tỷ đô la liên tiếp tung ra, vậy nên chẳng có cuộc “tháo chạy tán loạn” như ở Sài G̣n ta thấy.
Chính phủ Việt Nam sau hơn một năm vẫn c̣n đi trên mây, các lănh đạo vẫn gặp nhau và dụi cho nhau những lời tụng ca ngạo nghễ, bởi thế khi đăng đàn ai cũng lâng lâng trên mây. Khi họ đối mặt thật sự với thảm họa th́ chính phủ đă giương cờ trắng đầu hàng, mặc kệ dân chới với giữa băo dịch. Mặc kệ doanh nghiệp lụi tàn trên sự ngạo nghễ.
Sự lúng túng và thiếu nhất quán do đầu năo chỉ huy đầu hàng nên mạnh ai nấy chạy, các địa phương mỗi tỉnh làm mỗi kiểu. Khi chính phủ giương cờ trắng th́ đương nhiên dân là nạn nhân đầu tiên. Dân nghèo lao động đâu ai giàu có ǵ, ở lại th́ chết đói, mà đi cũng c̣n lắm chông gai, không c̣n tiền tích luỹ, nên phải tháo chạy nơi họ sống và làm việc, mà vẫn chưa yên v́ tỉnh vui th́ nhận, buồn th́ từ chối. Dân chới với.
Có những câu chuyện kể ra ta không thể cầm ḷng được v́ xót xa và day dứt- v́ ta có lương tâm.
Nhưng, điều khó hiểu rằng chính phủ, quốc hội cũng vừa mới họp xong, song chẳng ai dự liệu được một thảm hoạ nhân đạo lúc này, khi người dân hỏi ôtô và máy bay đâu sao không đi đón dân về mà để họ đi bộ hàng ngàn km, đạp xe, đèo nhau trên xe máy. Dân không c̣n tiền, thất nghiệp toàn xă hội là cực kỳ nguy hiểm sẽ năy sinh ra bao hệ lụy xấu. Công ty bao giờ mở cửa? Nhà máy xí nghiệp bao giờ mới hoạt động lại? Tất cả các đại biểu quốc hội, quan chức từ TW tới địa phương không hề đem ra nghị trường bàn thảo.
Có một điều làm tôi căm phẫn, khi toàn dân đối diện với các thảm họa ấy mà họ không lo, không nhắc, lại đi chốt một con số tiền vay 134 tỷ đô la. Ăn mày quá khứ để vay nợ tương lai, một sự vô liêm sỉ đến bất nhân.
Ngoài trời mây đen bao phủ, vây kín những mảnh đời thiêu thân suốt ngày lầm lũi c̣ng lưng để trả nợ, họ rồng rắn nối đuôi bám theo nhau trở về quê, với một tương lai không mấy khả dĩ, mờ mịt u tối, v́ mai rồi không ai dám chắc trời sẽ lại sáng.
Dân cứ thế lao suốt giữa trời tối đen như mực, và quan vẫn đang yên giữa giấc ngủ sau bữa ăn đầy kẻ hầu người hạ, phảng phất mùi rượu ngoại xa xỉ trong dinh thự uy nghi đầy đèn sáng rực một khoảng trời đêm.
Giữa trời tối đen như mực ấy, người ta cứ thế mà chạy trong sức cùng lực kiệt, trong vô vọng, chẳng ai thấy và hi vọng sẽ t́m được ánh b́nh minh...
Phạm Minh Vũ
*****
Sài G̣n giăn cách Mẹ ơi!
Nào là tiền trọ, tiền lời, tiền ăn...
Mấy đêm suy nghĩ trọc trằn,
Rồi không ngủ được, cứ nằm thở ra.
Chặng đường phía trước quá xa,
Nếu đi xe máy, về nhà đến không?
Quê nhà, làng xóm chẳng mong,
Sợ mang dịch bệnh ở trong này về.
Ruột gan, tâm trí năo nề,
Nếu mà ở lại, tiền đâu duy tŕ?
Chưa kể, với t́nh h́nh ni,
Khi mô mới hết, để con đi làm?
10 năm xa xứ vào Nam,
Đồng lương 8 triệu vừa làm, vừa ăn,
2 tháng thất nghiệp, chỉ nằm,
Đúng thêm tháng nữa, là con.. ăn mày.
Nên con quyết định về ngay,
Đèo thêm con nhỏ, 3 ngày 2 đêm.
Đồ đạc th́ gắng chở thêm,
Chứ mà gửi lại, tính thêm tiền nhà.
C̣n cái tủ lạnh Mẹ à,
Bao năm sắm được, bây giờ bỏ luôn,
Giờ này đồng nát, ve chai,
Cũng không đi lại, bán ai bây giờ?
Tinh mơ, gà gáy, 5 giờ,
2 con bé nhỏ, với 2 vợ chồng,
Chạy xe ra bến Lam Hồng,
Chờ thêm đứa bạn cùng làng đi chung.
Sài G̣n bỏ lại sau lưng,
Cảm ơn, đất hứa đă từng cưu mang,
Bỗng nhiên lệ chảy hai hàng,
Tim nghe lạnh buốt, vội vàng rời đi...
Ps. Bài thơ chua xót thể hiện tâm trạng của một người con miền Trung tha hương khi phải từ biệt Sài G̣n v́ đại dịch Virus Covid19, vừa đọc vừa chảy nước mắt v́ thương cảm!
*****
40 năm trước trông có thần thái hơn 🙂
*****
KHUYÊN DÙNG SINOPHARM, NANOCOVAX NHƯNG LẠI XÀI ZENECA
Nếu thích đồ Tàu, đó là quyền. Không ai phản đối cả. Nhưng nếu đă xài đồ Tây th́ nên ngậm miệng, chớ lên án người khác.
Con tép này là con trai của diễn viên Kim Xuân. Vài ngày tới thành Hồ sẽ thả 1 đàn tôm tép cua ghẹ bự hơn ra làm chim mồi 😃. Kèm theo là đội DLV, ḅ đỏ yểm trợ.
*****
Giữa Sinovac và Sinopharm, người VN nên chọn cái nào?
Kenneth Mak, giám đốc dịch vụ y tế của Singapore, cho biết tháng trước bằng chứng từ các quốc gia khác cho thấy những người đă sử dụng vắc xin Sinovac vẫn bị nhiễm bệnh.
Hiệu quả giữa Sinovac và Sinopharm trong các thử nghiệm lâm sàng là ǵ?
Hiệu quả của Sinovac trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng là 51% ở Brazil, 67% ở Chile, 65% ở Indonesia và 84% ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự khác biệt trong kết quả có thể là do các biến thể khác nhau lưu hành ở mỗi quốc gia vào thời điểm đó và sự khác biệt trong các quần thể được đưa vào nghiên cứu.
Hiệu quả của Sinopharm trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng là 78% ở UAE, Bahrain, Ai Cập và Jordan cộng lại.
Trịnh Nam Sơn
*****
- Tôi tin rằng các loại vaccine Sinopharm, Astra Zeneca, Moderna, Pfizer đều hiệu quả tương tự như nhau;
- Tôi tin rằng giám đốc một bệnh viện ở Hà Nội tiết lộ các quan chức cao cấp chích Pfizer là sự nhầm lẫn;
- Tôi tin rằng các văn bản phát tán trên mạng có nội dung lănh đạo, cán bộ địa phương chích vaccine theo thứ tự Pfizer, Moderna trở xuống là ngụy tạo;
- Tôi tin rằng các "cháu ngoại" t́m chích Pfizer chỉ là sự đua đ̣i hợm hĩnh không cần thiết;
- Tôi tin rằng việc cho các doanh nghiệp lớn "mượn" vaccine là vô tư, trong sáng và hợp pháp;
- Tôi tin rằng vaccine đang được phân phối một cách b́nh đẳng, công bằng nhất;
- Thế nên, tôi tin rằng các bạn phải kiên định tin cậy vào sự công tâm, khách quan và không nên tin vào những hoang tin được ngụy tạo v́ mục đích xấu.
Nhân tiện, việc nhỏ thôi. Tôi cũng tin ḿnh là đứa trẻ lên năm sắp tốt nghiệp lớp lá.
Tiên sư cúm Tàu!
Luật sư Đặng Đ́nh Mạnh
*****
ĐIỀU G̀ MỚI THẬT SỰ “THIẾT YẾU”?
“Thiết yếu” là từ khóa nặng kư nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam. Nó cho thấy sự khác biệt trong cách thức chống dịch giữa Việt Nam với phần c̣n lại của thế giới. Không quốc gia nào có giải pháp hoàn toàn giống nhau trong cuộc chiến Covid-19 nhưng không quốc gia nào đẩy người nghèo đến tử lộ bằng hàng rào phong tỏa với hai chữ “thiết yếu”.
Trong các bài trước đây, tôi nhiều lần viết rằng một khi xảy ra biến cố nghiêm trọng th́ người nghèo khổ tận cùng là nạn nhân đầu tiên và nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này đang hiển hiện, không chỉ bởi tác động của dịch bệnh và những hậu quả kéo theo mà c̣n bởi cách thức chính trị hóa dịch bệnh. Nhà cầm quyền đă chính trị hóa các biện pháp chống dịch bằng những chỉ thị; và vũ khí hóa các chỉ thị bằng sự ngu dốt của đám thừa hành. Bức ảnh mới đây (ngày 29-7-2021) mà bà Phan Thị Châu, chủ chuỗi quán cơm Nụ Cười, chụp bàn tay một người nghèo tḥ qua dưới cánh cửa sắt để được trao phần cơm từ thiện, cùng lời van cầu “Đói quá chị ơi, cho xin một hộp cơm đi”, có thể được xem là bức ảnh chấn động tâm can nhất kể từ khi chính sách phong tỏa khắc nghiệt được áp dụng.
Vấn đề bây giờ không c̣n là việc mổ xẻ nhà cầm quyền đúng hay sai trong chính sách phong tỏa mà là chính sách này được thực thi như thế nào và có “lố” hay không. Vấn đề không phải là phong tỏa mà là sự xuất hiện của cái búa “thiết yếu” đập lên đầu người nghèo. Điều sai căn bản nhất và trầm trọng nhất – xuất phát từ việc chống dịch bằng “ư thức chính trị” – là nhà cầm quyền tin rằng họ có thể “chiến thắng” dịch bệnh. Không có sự khoác lác nào ngu xuẩn và bất chấp cơ sở khoa học hơn vậy. Chẳng có quốc gia nào có thể tiêu diệt hoàn toàn coronavirus.
Đến nay có thể khẳng định sẽ không có kết thúc tuyệt đối trong cuộc chiến chống dịch với sự biến mất vĩnh viễn coronavirus và những biến thể của nó. Thế giới, thay v́ tự tin kỳ vọng “chiến thắng” Covid-19, đang dồn lực để đưa ra những kịch bản làm thế nào có thể tồn tại cùng với nó. Những kịch bản không được viết bởi chính trị gia mà bởi các nhà khoa học, bởi ư kiến cố vấn từ giới chuyên môn, bởi hệ thống truyền thông tự do nơi không bao giờ tránh né đăng những phản bác hoặc chỉ trích gay gắt.
Không ít người nghĩ, và được “định hướng” để nghĩ rằng, Việt Nam đang bằng mọi giá chống dịch với những giải pháp cực đoan để có thể sớm khôi phục kinh tế. Điều này không sai nhưng chưa đủ. Kể cả khi không xảy ra những vụ việc gây phẫn nộ từ cách làm việc bất nhân của đám dân pḥng và công an vốn luôn có quán tính thực hiện “mệnh lệnh chính trị” một cách máy móc, cách thức phong tỏa và giới nghiêm cũng cho thấy nhà cầm quyền đang pḥng bị và chặn trước một nguy cơ có xác suất xảy ra rất thấp nhưng luôn được nh́n nhận nguy hiểm hơn tất cả, thậm chí hơn cả đại dịch Covid-19: biểu t́nh toàn quốc. Bằng mọi giá để không xảy ra biểu t́nh mới là mục tiêu chính trị lớn nhất của nhà cầm quyền.
Đừng thắc mắc tại sao hàng rào kẽm gai được giăng chặn khắp nơi và đặt câu hỏi rằng liệu có cần thiết như vậy hay không. Đó thật ra không phải là phong tỏa, hiểu theo nghĩa “lockdown” mà nhiều nước thế giới áp dụng. Đừng vội nghĩ chính quyền “sai quá sai” khi ban lệnh giới nghiêm sau 6pm hàng ngày. Không chủ trương nào của chính quyền mà không có yếu tố chính trị. Mọi thứ, từ kinh tế đến thân phận người nghèo, có thể sụp đổ - trừ chính quyền. Không phải tự nhiên mà quân đội và công an – thay v́ giới chức y tế – đang “kiểm soát” toàn bộ cuộc chiến chống dịch.
“Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của chính phủ” hiện là một tướng quân đội: thứ trưởng quốc pḥng Vơ Minh Lương. Vai tṛ của giới chuyên gia y tế ở đâu và tiếng nói phản biện của họ được lắng nghe như thế nào là những thứ không “thiết yếu”. Cách đây không lâu, bài phỏng vấn chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh (thành viên tổ tư vấn chính phủ, giám đốc Trường chính sách công và quản lư Fulbright), trên VNN ngày 16-7-2021, đă nhanh chóng bị gỡ. Sự lan truyền những ư kiến “trái chiều” đối với nhà cầm quyền cũng nguy hiểm tương đương sự bùng nổ dịch bệnh cùng những chiếc xe cứu thương nối dài dẫn đến nhà xác.
Khó có thể đoan quyết rằng những con số lây nhiễm đă được cố t́nh sử dụng để làm cái cớ thích đáng nhằm siết chặt hơn các h́nh thức phong tỏa, nhưng việc chính quyền gieo rắc và cực đại hóa nỗi sợ hăi là điều có thật. Chính trị hóa không khí sợ hăi là điều có thật. Ít ra chiến thuật tâm lư này cũng giúp “giải thích” với công chúng được tại sao “cả hệ thống chính trị” phải “quyết liệt” và từ đó có thể nhận được sự “đồng t́nh” và “thông cảm” từ người dân. Cốt lơi của chiến lược này, cuối cùng, vẫn là sự bảo vệ toàn vẹn chế độ, cho dù điều đó có đánh đổi bao nhiêu mạng sống người nghèo.
Trên tờ The Diplomat (29-7-2021), tác giả Wayne Soon phân tích năm yếu tố giúp Đài Loan, một lần nữa, khống chế được dịch bệnh trước sự xuất hiện của các biến thể coronavirus. Một trong những yếu tố đó là chính quyền luôn lắng nghe ư kiến chỉ trích và sẵn sàng thay đổi chính sách chống dịch. Yếu tố thứ hai là người dân tích cực t́m kiếm trách nhiệm giải tŕnh từ giới chính trị gia trong cuộc chiến chống dịch. Thị trưởng Đài Bắc Ko Wen-je (Kha Văn Triết), dù từng là bác sĩ tại bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan (Quốc lập Đài Loan Đại học Y học viện phụ thiết y viện), đă bị công luận tấn công dữ dội và cuối cùng phải chấp nhận sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế thuộc Cơ quan pḥng chống dịch bệnh quốc gia (CDC). Yếu tố thứ ba là vai tṛ truyền thông. Nếu nhà chức trách làm đúng, báo chí tự nhiên và tự nguyện trở thành nơi tuyên truyền chính sách một cách hiệu quả; nếu chính quyền làm sai, họ công kích không khoan nhượng.
Cách đây không lâu, người ta vẫn c̣n dồn tiêu điểm phân tích vào mô h́nh thể chế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, rằng tư bản hay cộng sản độc tài quyết định thành bại trong các giải pháp đối phó dịch bệnh. Tuy nhiên, coronavirus không phân biệt thể chế. Dù vậy, nó dễ dàng làm lộ ra năng lực vận hành của bộ máy cầm quyền. Nó giúp cho thấy hệ thống cầm quyền nào trở thành một hệ thống thảm hại thất bại, tức không chỉ là một hệ thống thất bại một cách thảm hại mà là một hệ thống vốn thảm hại nay đang thất bại như thế nào. Những “tái định nghĩa” về “các mặt hàng thiết yếu” cũng cùng lúc giúp người ta một lần nữa thấy được một điều không mới nhưng chưa bao giờ cũ, rằng một chính quyền như vậy có đáng được xem là nhà cầm quyền “thiết yếu” đối với người dân nữa hay không.
Sự nghẹt thở của người dân đă lên đến đỉnh điểm. Nỗi tức giận của người dân trước sự bất công hiển hiện – giữa những kẻ “từ trên núi mới xuống” (như lời một viên chức địa phương quát vào mặt một anh công nhân đáng thương) đang ngồi trong bộ máy cầm quyền, từ trung ương đến địa phương, so với phần c̣n lại của xă hội – đă cho thấy rằng, cho dù có “chiến thắng” đại dịch, đất nước vẫn sống và tiếp tục bị hao ṃn sinh lực bởi đám virus h́nh người nhan nhản đang hô hào khẩu hiệu và chính trị hóa một cuộc vật lộn hỗn loạn mất phương hướng với những con virus vô h́nh; cùng lúc đẩy trách nhiệm lên vai cộng đồng xă hội trong khi cưỡng giành từng lọ vaccine.
Bây giờ, gút lại, cái ǵ, mới thật sự là “thiết yếu”? Không chỉ là sự thay đổi “tư duy chống dịch”. “Thiết yếu” nhất, vẫn là - một điều không mới nhưng chưa bao giờ cũ - chính là “tư duy cai trị”. Vô số người nghèo đă và đang bị hy sinh và “trả giá” một cách oan uổng cho những sai lầm và sự quá lố của thứ “tư duy cai trị” này. Và điều căn cơ của việc thay đổi “tư duy cai trị” – khoan nói đến những chuyện “viển vông” chẳng hạn bầu cử tự do và dân cử đúng nghĩa – là chỉ cần chịu lắng nghe tất cả ư kiến chỉ trích, cho dù có khó lọt tai cỡ nào. Đó chẳng lẽ cũng không là điều thiết yếu?
Manh Kim
Ảnh: Bia cũng thiết yếu th́ bỉm cho trẻ con và băng vệ sinh cho chị em ko thể ko thiết yếu nhé!