NS hoạt động từ thiện với việc kêu gọi số tiền kỷ lục từ vài chục tỷ lên đến hàng trăm tỷ đồng đã không còn xa lạ. Theo quy định pháp luật, bên cạnh việc nghệ sĩ phải chấp hành nghĩa vụ đóng Thuế thu nhập cá nhân. Số tiền lớn từ việc kêu gọi từ thiện có bị đánh thuế hay không?
Luật sư Trương Thanh Đức (Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI) cho biết, Thuế thu nhập cá nhân được xác định theo quy định hiện hành, thuế thu nhập cá nhân dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần, tức thu nhập càng cao thì mức thuế suất áp dụng càng lớn.
Cụ thể, tỷ lệ điều tiết của thuế thu nhập cá nhân cao nhất lên đến 35% (tương đương mức thu nhập tính thuế lớn hơn 80 triệu đồng/tháng).
Hiện nay, việc kiểm soát thuế thu nhập cá nhân dễ dàng hơn trước rất nhiều, bởi giao dịch từ các tổ chức, sự kiện trả cho nghệ sĩ đều có hoá đơn, chứng từ. Qua giao dịch chuyển khoản thì đều trích dữ liệu và kiểm tra được.
Trừ trường hợp cố ý lách luật, ví dụ thanh toán bằng tiền mặt với nhau hoặc các khoản tiền được nghệ sĩ được cho, tặng khi đi biểu diễu thì rất khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, đối với số tiền lên tới hàng trăm tỷ do nghệ sĩ kêu gọi từ thiện sẽ không bị đánh thuế.
Nhà nước chỉ đánh thuế tài sản chuyển nhượng, tặng, cho với giao dịch có quyền sở hữu, quyền sử dụng. Ví dụ nhà, xe sẽ phải làm thủ tục sang tên nên cơ quan nhà nước có thể làm căn cứ để thu thuế. Còn tặng, cho bằng tiền mặt thì nhà nước không thu thuế dù số tiền có lên tới hàng nghìn tỷ.
Huống gì số tiền dù rất lớn nhưng là do người dân uỷ quyền cho nghệ sĩ đi giúp đồng bào gặp khó khăn thì càng không thể thu thuế.
Luật sư Trương Thanh Đức cho biết thêm, tài khoản kêu gọi từ thiện của nghệ sĩ lớn được xác định là giao dịch bất thường (giao dịch với số tiền lớn, nhiều giao dịch với của tài khoản trong 1 ngày).
Hệ thống ngân hàng có chức năng tự động thông tin giao dịch bất thường đến cơ quan thẩm quyền. Tuy nhiên, do là hoạt động từ thiện nên cơ quan chức năng không yêu cầu chủ tài khoản giải trình.