Tại Mỹ, FDA sẽ quản lư những cái tem này như chất phụ gia thực phẩm. Cả mực, keo dán và giấy làm ra nó đều phải an toàn với sức khỏe.
Nếu bạn đi mua hoa quả ở siêu thị, chắc hẳn bạn đă quá quen thuộc với những chiếc tem dán trên hoa quả, từ cam, ổi cho tới lê và phổ biến nhất là táo. Những cái tem này có một lịch sử khá mới, khi Tom Mathison, một người làm vườn ở Mỹ bắt đầu dán chúng lên trái cây mà ông trồng được vào những năm 1990.
Ban đầu, nó chỉ là một chiến lược tiếp thị cho sản phẩm của Mathison, những hoa quả mà ông tuyên bố ḿnh trồng hoàn toàn theo h́nh thức hữu cơ.
Tom Mathison và quả táo mang tem công ty Stemilt Growers của ông.
Nhưng khi những tem dán này được Mathison tiếp thị như một "biểu tượng" của sự an tâm, giúp ông ấy phát triển trang trại của ḿnh từ chỗ chỉ thu về 89 USD thành một công ty, Stemilt Growers, đang bán ra khoảng 20 triệu hộp táo, lê và anh đào mỗi năm, th́ các nhà sản xuất thực phẩm khác cũng bắt đầu học theo Mathison.
Họ dán tem lên hoa quả của ḿnh, với logo nhận diện thương hiệu riêng. Đôi khi, các cửa hàng cũng dán thêm cả tem của ḿnh lên đó nữa, để tiện ghi giá và quét mă thanh toán. Thế nhưng đối với người tiêu dùng mà nói, đôi khi những cái tem dán này thật bất tiện.
Những đứa trẻ và cả những người lớn vụng về đôi khi vẫn ăn phải chúng. Và khi bạn bóc cái tem mà vẫn c̣n dính một chút keo trên vỏ quả, bạn sẽ tự hỏi ḿnh liệu cứ ăn đại đi th́ có sao không?
Theo Ed Treacy, phó chủ tịch chuỗi cung ứng của Hiệp hội Tiếp thị Sản phẩm (PMA), đơn vị đă phát minh ra hệ thống dán nhăn sản phẩm tiêu chuẩn tại Mỹ, những chiếc tem dán trên hoa quả có 3 thành phần chính:
Thứ nhất, đó là mực in để ghi thông tin. Thứ hai là chất nền, thường là giấy, hoặc nhựa hoặc nhựa composite. Cuối cùng là chất kết dính, thứ mà bạn thấy giống như keo dán. "Cả ba thứ đó đều phải an toàn cho con người", Treacy nói.
Điều đó có nghĩa là nếu bạn hay con bạn lỡ ăn phải một cái tem trên vỏ táo, nó sẽ không khiến bạn bị ngộ độc hay gặp bất cứ vấn đề sức khỏe ǵ.
Nếu bạn vô t́nh ăn phải một nhăn dăn trên hoa quả, nó sẽ không gây hại ǵ cho bạn.
Bởi những tem dán này được dán trên thực phẩm, Cơ quan Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ quản lư chúng trong danh mục chất phụ gia thực phẩm và chất tiếp xúc với thực phẩm.
Nghĩa là tất cả tem dán trên trái cây ở Mỹ đều phải được FDA phê duyệt. Họ sẽ kiểm tra các chất liệu từ mực in, giấy và keo dính của tem đó có an toàn với con người hay không? Nếu có bất cứ chất gây hại nào ở nồng độ đủ lớn để tác động tới sức khỏe con người, nhăn dán đó sẽ bị cấm.
Sự thật là có những tem thực phẩm ở Hoa Kỳ nhưng lại được nhập vào từ Trung Quốc, FDA tất nhiên cũng sẽ kiểm tra chúng trước khi cho lưu hành trên thị trường.
Tuy nhiên, người phát ngôn của FDA cũng cho biết: "V́ những nhăn dán này được dự định gỡ bỏ trước khi tiêu thụ sản phẩm, nên đánh giá của FDA đă không bao gồm việc phơi nhiễm do tiêu thụ thường xuyên các nhăn này. Mặc dụ vậy, v́ những chất này có độc tính thấp, bất kỳ sự tiếp xúc nào từ việc tiêu thụ nhăn dán không chủ ư, không thường xuyên sẽ không gây lo ngại về sức khỏe".
Tóm lại là nếu bạn vô t́nh ăn phải một nhăn dăn trên hoa quả, nó sẽ không gây hại ǵ cho bạn, chỉ cần nhăn dăn này đảm bảo được các tiêu chuẩn của FDA. Nhưng bạn cũng không nên ăn chúng thường xuyên.
Thứ nhất là chúng chẳng có hương vị hay giá trị dinh dưỡng nào. Thứ hai là v́ đôi khi vẫn có những trường hợp ngoại lệ. FDA cho biết kể từ khi họ tuyên bố tem trên hoa quả không gây hại và có thể ăn được, đă có ít nhất 6 đơn kiện tổ chức này v́ những người tiêu dùng nuốt phải tem trên hoa quả và bị nghẹt thở.
Có một người đă bị nghẹn khi ăn phải tem dán khi đang lái xe. Rất may là chưa có trường hợp nào tử vong. "Là người tiêu dùng thông thái, bạn nên rửa hoa quả và bóc hết các tem nhăn không liên quan dán trên chúng trước khi ăn, đặc biệt là khi cho trẻ em", người phát ngôn FDA cho biết.
C̣n nếu bạn không muốn bị làm phiền bởi những tem dán này, hiện tại có một số công ty đang phát triển các loại nhăn dán phân hủy sinh học và hoàn toàn ăn được. Ngoài ra, một số cửa hàng cũng dùng công nghệ khắc laser thay cho tem dán để tạo mă vạch trên sản phẩm của ḿnh.
Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn có chi phí khá cao. V́ vậy, nếu các nhà sản xuất phải chọn giữa dán tem hay khắc laser cho 20 triệu thùng táo, th́ những chiếc tem có lẽ vẫn sẽ được họ ưu tiên. C̣n trách nhiệm bóc chúng ra, dĩ nhiên vẫn sẽ thuộc về bạn.