Liệu pháp dinh dưỡng là một phần trong chiến lược điều trị ung thư thực quản. Quá tŕnh này được bắt đầu kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán và kéo dài trong suốt thời gian điều trị và theo dơi bệnh.
Việc xây dựng liệu pháp dinh dưỡng phụ thuộc vào t́nh trạng dinh dưỡng và trạng thái chuyển hóa của từng bệnh nhân cụ thể. Tuy nhiên mục tiêu chính là bệnh nhân giữ được khối lượng cơ, đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh và chức năng các cơ quan trong trạng thái tốt.
Liệu pháp dinh dưỡng bao gồm nhiều bước.
Bước 1: Sàng lọc đánh giá nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân
Việc đánh giá nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân là bước đầu tiên. Việc thực hiện diễn ra hàng tuần hoặc mỗi 1-3 tháng bằng các tiêu chí:
T́nh trạng sụt cân: Hỏi cân nặng trước đó và thời gian cân gần đây nhất và tính % sụt cân.
Ghi nhận t́nh trạng ăn uống: Hoàn toàn không ăn ǵ; ăn bằng 25%, 50%, 75% so với thường ngày; Chỉ ăn cháo, súp, nước với năng lượng thấp.
Đo cân nặng để xác định chỉ số khối cơ thể (BMI).
Bệnh nặng kèm theo: bệnh mạn tính hay bệnh nặng, hay bệnh cần săn sóc đặc biệt.
Dinh dưỡng tốt: Giữ nguyên cân nặng, tăng cân hoặc mất cân < 5% trong ṿng 6 tháng, không kèm phù.
Suy dinh dưỡng vừa hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng: Mất trên 5% cân nặng trong ṿng 2 tuần, giảm khẩu phần ăn, mất mỡ dưới da mức độ nhẹ và không teo cơ.
Suy dinh dưỡng nặng: Thăm khám lâm sàng có dấu hiệu teo cơ, mất mỡ dưới da mức độ nặng, phụ, mất cân > 10%.
Bước 2: Kiểm tra dinh dưỡng
Kết quả của kiểm tra dinh dưỡng bao gồm các thông tin về chuyển hóa, dinh dưỡng của bệnh nhân, chức năng của các cơ quan và nhu cầu dinh dưỡng cụ thể.
Bước 3: Đánh giá cân bằng năng lượng và dinh dưỡng
Cân bằng năng lượng và dinh dưỡng cho chúng ta biết mức độ, nhu cầu của bệnh nhân về năng lượng và các chất dinh dưỡng đă được cung cấp. Việc thu thập thông tin được sử dụng bằng h́nh thức phỏng vấn khi bắt đầu điều trị.
Bước 4: Thăm khám lâm sàng
Với thăm khám lâm sàng các bác sĩ có thể t́m ra các dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu hụt dinh dưỡng hoặc t́nh trạng nhiễm độc của bệnh nhân.
Đánh giá các tiêu chí như toàn trạng, t́nh trạng da, niêm mạc, tóc, mắt, đường tiêu hóa.
Đánh giá số cân giảm trong những tháng gần đây, tính tỷ lệ %, BMI, khối lượng cơ, nước trong cơ thể, diện tích da.
Bước 5: Các xét nghiệm máu
Công thức máu
Protein/ Albumin huyết thanh, đường máu, điện giải, magie, photphat, canxi, chức năng gan, ure, creatinine, cholesterol, triglyceride.
Bước 6: Tính toán nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng của mỗi bệnh nhân là khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, toàn trạng và mức độ stress. Các nghiên cứu đă chứng minh có sự gia tăng 31% tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi sau khi cắt và tạo h́nh thực quản so với trước phẫu thuật. Có nhiều phương pháp để tính nhu cầu năng lượng tuy nhiên đó chỉ là các ước tính và không dựa trên các phép đo thực tế về calo tiêu thụ nên việc cần thiết là phải theo dơi đáp ứng của bệnh nhân với các chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp.
Tính toán nhu cầu protein thường dựa trên trọng lượng cơ thể lư tưởng hoặc cân nặng mong muốn, ước tính theo mức độ cạn kiệt protein và các yếu tố stress chuyển hóa. Với những bệnh nhân được nuôi dưỡng tốt, bị căng thẳng nhẹ nhu cầu protein là 0,8-1g/kg. Với những trường hợp suy kiệt nhẹ đến trung b́nh với căng thẳng trung b́nh th́ nhu cầu là 1,5-2g/kg thể trọng.
Bước 7: Lập kế hoạch dinh dưỡng
Sau khi hoàn thiện các đánh giá cần lên một kế hoạch cụ thể chi tiết về dinh dưỡng của từng bệnh nhân bao gồm: mục tiêu, các biện pháp bổ sung, loại thực phẩm, các hoạt động liên quan tư vấn và đào tạo dinh dưỡng. Kế hoạch này không phải là cố định và thường xuyên thay đổi theo t́nh trạng cụ thể của bệnh nhân ở từng thời điểm.
Xạ trị: Viêm thực quản, trào ngược và hẹp thực quản là những tác dụng không mong muốn chủ yếu của xạ trị ở bệnh nhân ung thư thực quản. Sự can thiệp về chế độ ăn nên được kịp thời với các dấu hiệu đầu tiên của triệu chứng và ngăn chặn sự suy giảm dinh dưỡng tiến triển. Kiêng, tránh các thức ăn có chất kích thích và khó nhai nuốt. Tăng cường chế độ ăn giàu protein và calo bằng đường miệng với các thức ăn mềm, dạng lỏng hoặc qua sonde dạ dày và qua đường truyền tĩnh mạch.
Hóa trị: Buồn nôn, nôn, viêm miệng và tiêu chảy là những tác dụng phụ có thể xảy ra tùy thuộc vào loại hóa chất và các phác đồ cụ thể trên từng bệnh nhân. Chiến lược dinh dưỡng thường đi kèm với sử dụng thuốc giảm tác dụng phụ để cải thiện kết quả
Phẫu thuật: điều trị phẫu thuật cắt và tạo h́nh thực quản ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của bệnh nhân. Các thủ thuật đưa ống sonde nuôi dưỡng vào dạ dày hoặc hỗng tràng được chứng minh là vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí trong giai đoạn hậu phẫu và hỗ trợ lâu dài ở bệnh nhân ung thư thực quản.
Việc cho ăn có thể bắt đầu trong ṿng 24h sau khi phẫu thuật và được dung nạp tốt nhất khi sử dụng sữa công thức. Cụ thể thường bắt đầu bằng các thể tích nhỏ 20-30cc/1h, và sau đó tăng thêm 20cc/h sau mỗi 12h để đạt được khối lượng mong muốn. Các bữa ăn nhỏ cũng làm giảm triệu chứng buồn nôn, nôn, chướng bụng và tiêu chảy.
Việc đưa ra chiến lược dinh dưỡng cho bệnh nhân cụ thể là công việc của bác sĩ điều trị và chuyên gia dinh dưỡng. Bệnh nhân cần đưa ra những thông tin chi tiết, cụ thể về các vấn đề của chính bản thân ḿnh như: triệu chứng nuốt nghẹn, nuốt đau, sút cân, buồn nôn, nôn …và phối hợp chặt chẽ với đội ngũ y tế để cải thiện dinh dưỡng của chính người bệnh. Việc cải thiện tốt dinh dưỡng của người bệnh góp phần quan trọng vào thành công của chiến lược điều trị bệnh.
VietBF@sưu tập