Trà được biết đến là loại đồ uống có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên trong quá tŕnh pha chế và thưởng thức nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm không đáng có.
Uống trà mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực ra sao?
Trong lá trà chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ, có khả năng giảm bớt lượng cholesterol trong cơ thể, giúp tăng cường gen P53 nhằm áp chế các tế bào ung thư. Uống lượng trà vừa đủ giúp điều tiết cơ thể, tinh thần tỉnh táo, hỗ trợ quá tŕnh tiêu hoá. Tuy nhiên, việc uống trà sai cách không chỉ làm giảm chất lượng trà mà c̣n gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Dưới đây là 5 sai lầm khi uống trà mà mọi người nhất định phải chú ư.
1. Uống trà khi c̣n nóng bỏng
Mỗi loại trà sẽ có một cách pha chế nhất định, các loại trà có hương vị đậm như trà xanh, trà đen, trà Ô Long đều sẽ có cách pha chế khác nhau. Lá trà xanh sẽ cần dùng nước có nhiệt độ từ 80-85 độ C để pha chế và ngâm khoảng 3 phút đồng hồ. Nếu nhiệt độ nước ngâm trà quá nóng sẽ khiến cho các thành phần có lợi trong lá trà bị phá huỷ.
Một sai lầm khác mà mọi người hay mắc phải là uống trà khi trà c̣n nóng bỏng. Tuy nhiên, uống trà khi c̣n nóng bỏng sẽ rất dễ khiến niêm mạc thực quản và niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
2. Hăm các loại trà khô quá lâu
Đối với các loại trà khô có hương vị nồng đậm như trà đen và trà Ô Long th́ nên hăm trà bằng nước sôi trong một thời gian ngắn, sau đó bỏ phần nước hăm trà đầu tiên. Làm như vậy có thể loại bỏ các loại vi khuẩn trong lá trà, đồng thời có thể "đánh thức" lá trà.
3. Chọn trà không phù hợp với cơ địa
Có rất nhiều loại trà và mỗi loại trà sẽ chứa các chất khác nhau. Tuỳ theo thể chất và cơ địa mà mỗi người sẽ uống được các loại trà khác nhau. Ví dụ như phụ nữ nên chọn uống các loại trà thảo mộc để giảm bớt căng thẳng mệt mỏi. Những người có dạ dày yếu không nên uống quá nhiều trà xanh v́ lá trà xanh chứa nhiều axit amin, hàm lượng caffeine cao, sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Trà Ô Long có tác dụng tăng cường hấp thụ và tiêu hoá thức ăn, có tác dụng giảm mỡ máu, giải toả căng thẳng mệt mỏi, phù hợp với đại đa số mọi người.
4. Uống trà đă bị oxy hoá
Khi thấy lá trà trong b́nh chuyển sang màu vàng có nghĩa là các axit amin và thành phần hoá học trong lá trà đă bị oxy hoá. Mặc dù điều này không gây ra ảnh hưởng xấu cho cơ thể nhưng mọi người cũng không nên uống tiếp mà nên đổ phần trà đă bị oxy hoá đi.
5. Hăm trà nhiều lần trong ngày
Có rất nhiều người sau khi pha trà sẽ ủ trà và thêm nước ấm liên tục để uống cả ngày. Tuy nhiên, việc thêm nước ấm nhiều lần vào trà sẽ làm giảm bớt hương vị của trà, đồng thời việc trà tiếp xúc liên tục với không khí trong thời gian dài sẽ khiến các chất có lợi cho sức khoẻ trong trà như flavonoid, vitamin, axit amin bị hoà tan. V́ vậy b́nh thường mọi người chỉ nên hăm trà khoảng 4 – 5 lần rồi pha ấm mới.
Mọi người nên hạn chế uống các loại trà quá đậm đặc, không nên uống trà khi trà quá nóng. Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 3g trà pha với 150ml nước. Đặc biệt, không được uống trà đă để qua đêm v́ trà sẽ sản sinh ra các loại vi khuẩn.
VietBF @ Sưu tầm