Biến thể Omicron đang lan như “cháy rừng” trên toàn cầu, để lại số lượng ca nhiễm kỷ lục.
Và theo thời gian, ngày càng có nhiều phát hiện mới về biến thể mới này.
Trong số các phát hiện mới nhất, có một triệu chứng có thể tấn công vào lúc nửa đêm, theo Express.
Các bằng chứng cho thấy biến thể Omicron gây ra các triệu chứng nhẹ, đặc biệt ở người đă tiêm 3 mũi vắc xin chỉ bị bệnh nhẹ.
Cho đến nay, các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm ho khan liên tục, ngứa cổ họng và đổ mồ hôi đêm, nhưng các báo cáo gần đây cũng mô tả thêm các trường hợp tê liệt khi ngủ, theo Express.
Nhiều báo cáo kể chi tiết về những rối loạn giấc ngủ sau khi nhiễm Covid-19, trong đó có đề cập đến chứng tê liệt trong khi ngủ.
T́nh trạng tê liệt khi ngủ là khi không thể cử động các cơ... v́ cơ thể đang ở chế độ ngủ nhưng năo vẫn đang hoạt động
Tê liệt khi ngủ là ǵ?
Chứng tê liệt khi ngủ có thể ảnh hưởng đến mọi người ở các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, khiến họ không thể cử động hoặc nói, và đôi khi gây ra ảo giác.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh giải thích, chứng tê liệt khi ngủ là t́nh trạng không thể cử động hoặc nói khi thức dậy hoặc đang ngủ, theo Express.
Nó có thể đáng sợ nhưng vô hại và hầu hết mọi người từng mắc phải 1 - 2 lần trong đời.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh tiếp tục: T́nh trạng tê liệt khi ngủ là khi không thể cử động các cơ... v́ cơ thể đang ở chế độ ngủ nhưng năo vẫn đang hoạt động, theo Express.
Một bài báo được xuất bản trên tạp chí về y học giấc ngủ Clinical Sleep Medicine đă mô tả nhiều hiện tượng giấc ngủ bị gián đoạn ở những bệnh nhân Covid-19 trong khu vực cách ly, cho thấy tê liệt khi ngủ là một tác dụng phụ của đại dịch, khi đối phó với virus.
Tiến sĩ Kat Lederly, chuyên gia về liệu pháp giấc ngủ tại Anh, cho biết có thể nhiễm virus đă tác động đến cơ chế điều ḥa giấc ngủ trong năo, do Covid-19 tác động đến thần kinh. Có nhiều khả năng t́nh trạng tê liệt khi ngủ xảy ra là do căng thẳng khi đương đầu với đại dịch ảnh hưởng đến hệ thống giấc ngủ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác đă đưa ra giả thuyết rằng, chứng tê liệt khi ngủ có thể là một tác dụng phụ của cả virus và quá căng thẳng.
Kathryn Pinkham, chuyên gia tư vấn của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, chủ Pḥng khám mất ngủ tại Anh, giải thích rằng t́nh trạng tê liệt khi ngủ thường là hậu quả của giấc ngủ bị gián đoạn do sức khỏe kém hoặc lo lắng. Khi đó, cơ thể sẽ mắc kẹt trong một chu kỳ giữa ngủ và thức.
Càng cảnh giác và lo lắng về giấc ngủ hơn, chu kỳ này càng trở nên tồi tệ hơn.
Chứng tê liệt khi ngủ có liên quan đến t́nh trạng thiếu ngủ, v́ vậy điều này giải thích tại sao Covid-19 và chứng tê liệt khi ngủ liên quan với nhau.
Cùng với chứng tê liệt khi ngủ, đổ mồ hôi ban đêm và những cơn ác mộng cũng xảy ra, theo Express.