Dinh dưỡng là một phần quan trọng để có sức khoẻ tốt vào pḥng ngừa bệnh ung thư.
Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, t́nh h́nh mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người th́ có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là t́nh h́nh mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với một lối sống khoa học là một trong những "vũ khí" giúp pḥng ngừa ung thư từ xa.
BS Nguyễn Thị Kim Anh, Chuyên khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, bệnh ung thư - một xu hướng và gánh nặng bệnh tật mới, do nhiều nguyên nhân gây ra. Pḥng ngừa ung thư vẫn là một vấn đề thách thức và phần lớn chưa được giải quyết.
Vai tṛ của chế độ ăn uống, hoạt động thể lực và kiểm soát cân nặng cơ thể trong các khuyến nghị pḥng chống ung thư:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học và h́nh thành các thói quen ăn uống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm an toàn.
Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập phù hợp với từng cá thể tương ứng với từng lứa tuổi, giới, loại h́nh lao động (nên hoạt động thể lực với cường độ vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày và hạn chế thói quen lười hoạt động).
Duy tŕ cân nặng ở mức BMI lư tưởng (BMI=22 kg/m2, trong đó BMI=Cân nặng/Chiều cao2).
Chế độ ăn lành mạnh, pḥng ngừa ung thư từ xa
1. Tăng cường thịt gia súc, gia cầm, trứng cá
Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh cho hay, những thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp hàm lượng chất béo và năng lượng tương đối cao, làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề ung thư như: Thịt đỏ; thịt chế biến sẵn (thịt được bảo quản bằng cách hun khói, ướp muối hoặc thêm chất bảo quản); Một số cách chế biến thực phẩm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như thịt nướng cháy khét làm biến tính protein và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm…
"Nên hạn chế thịt đỏ không quá 3 khẩu phần mỗi tuần và tránh hoàn toàn các loại thịt chế biến sẵn. Tăng cường thịt gia súc, gia cầm, trứng cá", bác sĩ Kim Anh nói.
2. Ăn nhiều thực phẩm thực vật
Chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật mang lại nhiều lợi ích nhưng thực tế lượng tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc thực vật c̣n tương đối khác nhau giữa các vùng và c̣n thấp so với khuyến nghị.
"Nên ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, lượng tiêu thụ trung b́nh hàng ngày là 400g rau và trái cây không chứa tinh bột (khuyến cáo WHO) và bổ sung 25g ngũ cốc và các loại ngũ cốc chưa qua chế biến.
Các loại rau không chứa tinh bột gồm rau lá xanh (rau xanh, rau họ cải, đậu bắp, cà tím), loại rễ, củ (cà rốt, atiso, củ cải)
Trái cây- nguồn phong phú vitamin C, phenol và flavonoid, cũng như các hóa chất thực vật có hoạt tính sinh học khác", bác sĩ Kim Anh chia sẻ.
3. Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, rễ và củ…
Bác sĩ Kim Anh phân tích, ngũ cốc nguyên hạt, rễ và củ cũng như trái cây, rau và các loại đậu là nguồn chất xơ phong phú, chất xơ giúp làm mềm phân, tăng trọng lượng phân và giảm thời gian vận chuyển, giúp loại bỏ các hợp chất có khả năng gây ung thư trong đường ruột, cũng như các sản phẩm phụ lên men được sản xuất bởi hệ vi sinh vật đường ruột từ nhiều loại khác nhau trong chế độ ăn uống.
Nên sử dụng 25g chất xơ/ngày. Lưu ư loại bỏ thực phẩm bị nấm mốc và nhiễm độc tố Aflatoxin có nguy cơ gây ung thư gan; sử dụng khoai tây mọc mầm có Solanin gây ngộ độc cho người.
Nên tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và/hoặc các loại đậu trong mỗi bữa ăn và hạn chế ăn thực phẩm tinh bột tinh chế.
4. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa là nguồn cung cấp canxi, cung cấp chất đạm với thành phần amino acid cân đối và độ đồng hóa cao, chất béo và nhiều vitamin và khoáng chất.
"Sữa và các sản phẩm từ sữa có khả năng chống lại một số yếu tố gây ung thư đại tràng, ung thư bàng quàng, ung thư tuyến tiền liệt do tác động của hàm lượng canxi cũng như nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Khuyến nghị sử dụng ở người khỏe mạnh b́nh thường: 1-2 đơn vị sữa/ngày, có thể sử dụng thực phẩm sữa hoặc các sản phẩm từ sữa tùy từng đối tượng, nên ăn phối hợp 3 loại sữa nước, sữa chua và phomat mỗi ngày", bác sĩ Kim Anh lưu ư.
5. Chất béo và dầu
Ăn óc heo có bổ dưỡng? Chuyên gia tiết lộ sự thật bất ngờ, chỉ cách ăn của người khôn
Vỏ một thứ quả nhiều nơi trên thế giới coi là thuốc quư, người Việt lại vứt vào sọt rác
Bác sĩ Kim Anh khuyến cáo, chế độ ăn có quá nhiều lipid có thể dẫn tới thừa cân, béo ph́, bệnh tim mạch và một số loại ung thư như ung thư đại tràng, vú, tử cung và tiền liệt tuyến.
Nên tăng cường dầu, mỡ có nhiều chất béo chưa băo ḥa tốt cho sức khỏe: dầu ôliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng... và các loại mỡ cá (chứa nhiều đến Omega 3- có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm giảm nguy cơ ung thư) và mỡ gà.
Nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật. Không dùng dầu, mỡ rán lại nhiều lần.
6. Đường và muối
Đường và muối được tiêu thụ phổ biến nhất trong chế biến thực phẩm, tăng số lượng ăn vào (qua đồ uống). Thừa đường và muối gắn liền với gia tăng bệnh béo ph́, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư (ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày). WHO khuyến nghị tiêu thụ dưới 5g muối/ngày
7. Đồ uống
Theo bác sĩ Kim Anh, đồ uống không cồn cũng có nguy cơ ung thư phổi, ung thư da liên quan đến hàm lượng Asen trong nước uống. WHO khuyến cáo hàm lượng Asen trong nước uống không vượt quá 10mcg/L.
Nên uống loại nước có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic có tác dụng chống ung thư như lá chè. Khuyến nghị tùy từng lứa tuổi, trọng lượng cơ thể, lượng nước sử dụng khoảng 2-2.5l/ngày
Với đồ uống có cồn nên giới hạn tối đa 2 đơn vị mỗi ngày đối với nam và 1 đơn vị đối với nữ (1 đơn vị rượu tương đương 1 cốc 330ml) có thể là nguyên nhân của ung thư gan, ung thư đại trực tràng ở nam và nữ.
VietBF @ Sưu tầm