Ba tập đoàn vận tải container lớn nhất thế giới cùng lúc thông báo ngưng giao hàng không thiết yếu đến Nga trong bối cảnh nước này hứng chịu một loạt đ̣n trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Cụ thể, các hăng vận tải khổng lồ Maersk của Đan Mạch, MSC (Thụy Sĩ) và CMA CGM (Pháp) đều thông báo rằng họ không nhận đặt vận chuyển hàng hoá từ Nga, cũng như tạm ngưng giao hàng đến nước này mà nguyên do bắt nguồn từ xung đột Moscow - Kiev.
"Mọi chuyến hàng đi và đến Nga đều tạm thời bị đ́nh chỉ, ngoại trừ thực phẩm, vật tư y tế và nhân đạo" - thông báo của Maersk nêu rơ.
MSC cũng công bố các biện pháp tương tự và cho biết họ sẽ "sàng lọc các đơn đặt hàng để giao các mặt hàng thiết yếu đến Nga".
CMA CGM cho hay ưu tiên hàng đầu của hăng vẫn là bảo vệ nhân viên và đảm bảo chuỗi cung ứng dịch vụ. V́ lợi ích và sự an toàn, họ quyết định tạm dừng vận chuyển tất cả các chuyến hàng đi và đến Nga từ ngày 1-3 đến khi có thông báo mới.
MSC gần đây đă trở thành nhà vận chuyển lớn nhất thế giới dựa trên năng lực, tiếp đến là Maersk và CMA CGM, theo dữ liệu thu thập của Alphaliner.
Các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn như Ocean Network Express ( (Singapore) hay Hapag Lloyd (Đức) cũng đă tuyên bố chấm dứt việc giao hàng không thiết yếu đến Nga.
"Các công ty vận tải container chuyên chở khối lượng lớn hàng hóa sản xuất trên thế giới, biến chúng trở thành một phần quan trọng của hệ thống thương mại toàn cầu" - hăng Reuters b́nh luận.
Các container hàng hoá được vận chuyển trên tàu của Maersk qua Kênh đào Suez ở Ismailia - Ai Cập, ngày 7-7-2021. Ảnh: Reuters.
Nền kinh tế Nga những ngày qua liên tiếp dính các đ̣n trừng phạt của các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Các "cú ra đ̣n" không chỉ nhắm vào các ngân hàng, dự trữ ngoại hối và giới tài phiệt Nga mà c̣n đánh vào vận chuyển hàng hoá.
EU và Mỹ đồng loạt đóng cửa không phận đối với máy bay Nga, động thái chưa từng có tiền lệ nhằm gây sức ép với Tổng thống Vladimir Putin sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Lệnh đóng cửa không phận đối với máy bay Nga được đưa ra trong bối cảnh ngành công nghiệp hàng không vẫn đang chật vật khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19.
"Mục đích của các lệnh trừng phạt nhằm cô lập Nga về mặt chính trị, tài chính và kinh tế"- Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner hôm qua cho biết và nhấn mạnh - "Các biện pháp này đă có tác động lớn đến thị trường vốn và tiền tệ sau cuộc họp với các đối tác từ câu lạc bộ G7".
Đáp lại, giới chức Nga áp dụng loạt biện pháp, bao gồm cả cấm chuyển tiền ra nước ngoài và đóng cửa thị trường chứng khoán Moscow, nhằm ngăn chặn sự sụt giảm của đồng rúp.
Bất chấp điều đó, đồng rúp của Nga vẫn sụt giảm khoảng 35% kể từ tuần trước khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.
VietBF @ Sưu tầm