Lào đang trải qua một cuộc khủng hoảng kép trầm trọng, quốc gia cộng sản này vừa phải đối mặt với t́nh trạng thiếu hụt nhiên liệu, vừa không đủ dự trữ ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá.
T́nh trạng ở đất nước Triệu voi tệ đến mức đă có những cảnh báo về việc nền kinh tế ở đây đang trên bờ vực của sự sụp đổ.
Dù báo chí khu vực và quốc tế đă theo dơi và đưa tin về những ǵ đang diễn ra ở Lào hàng tháng qua, tuy nhiên đến bây giờ, các tờ báo lớn ở Việt Nam vẫn im bặt về t́nh h́nh ở quốc gia vốn được gọi là anh em, đồng chí.
Đơn cử, trên báo VnExpress, tờ báo điện tử được cho là có nhiều người đọc nhất ở Việt Nam, không một mẩu thông tin nào về cuộc khủng hoảng ở Lào được t́m thấy.
Hoặc báo Tuổi Trẻ, một tờ báo lớn khác ở Việt Nam, chỉ vọn vẹn hai bản tin về t́nh trạng thiếu hụt nhiên liệu ở Lào được đăng tải.
Báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát nghiêm ngặt bởi bộ máy kiểm duyệt của đảng Cộng sản, nơi mà các tờ báo phải họp với cơ quan Nhà nước mỗi thứ hai hàng tuần để nhận chỉ đạo về việc đưa tin. Điều này dấy lên nghi vấn về việc chính quyền Việt Nam cố t́nh ém nhẹm tin tức tiêu cực ở nước Cộng sản đồng minh.
Trao đổi với Đài Á châu Tự do, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương, cho biết có hai lư do để phía Việt Nam tránh đưa tin về t́nh trạng ở quốc gia láng giềng.
Lư do thứ nhất mà vị giáo sư người Úc đưa ra đó là v́ chính quyền Việt Nam không muốn tạo điều kiện cho một cuộc thảo luận về nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Lào, v́ như vậy sẽ khó tránh khỏi việc quy trách nhiệm cho Nga:
“Họ không muốn cuộc chiến ở Ukraine được nhắc đến. Nếu cho phép báo chí mổ xẻ vấn đề ở Lào th́ đương nhiên câu hỏi được đề cập sẽ là tại sao tự dưng Lào lại gặp vấn đề? Tại sao nó lại xảy ra lúc này?
Lào là một ví dụ điển h́nh của t́nh trạng các nước kém phát triển trên toàn thế giới bị tác động nặng nề qua nhiều h́nh thức khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, bởi sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có nhiên liệu và thực phẩm.
Rơ ràng là phải có một động cơ đằng sau việc ngăn chặn các cuộc thảo luận về nguyên do của cuộc khủng hoảng tại Lào, bởi v́ Nga là nước mà Việt Nam không muốn chọc giận lúc này.”
Ở điểm này, hôm 21 tháng 6, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Vietnamplus đă trực tiếp thừa nhận rằng báo chí Việt Nam bị định hướng bởi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin-Truyền thông, và Hội Nhà báo Việt Nam trong việc đưa tin về cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, để theo ông này là “phản ánh đúng quan điểm của Nhà nước Việt Nam”.
C̣n nguyên do thứ hai của việc chính quyền giới hạn việc đưa tin về cuộc khủng hoảng ở Lào, theo giáo sư Thayer là v́ Đảng Cộng sản Việt Nam không muốn cho người dân biết về sự thất bại ở một quốc gia Cộng sản khác.
“Khi cho phép đưa tin th́ một vấn đề khác sẽ nảy sinh đó là liệu có muốn chỉ ra sự thất bại của chính phủ Lào không? Nếu vậy th́ có nghĩa là một chế độ Cộng sản hoàn toàn có thể mắc sai lầm.
Cũng giống như người Công giáo tin rằng Giáo hoàng th́ không thể mắc sai lầm, người Cộng sản cũng vậy, họ cho rằng chủ nghĩa Cộng sản không thể sai.
Cho nên tôi cho rằng lư do thứ hai chính là v́ phía Việt Nam không muốn đề cập đến sự thất bại của chính quyền Lào.”
Vị giáo sư đại học về hưu cũng cho rằng Việt Nam sẽ phải hỗ trợ Lào vượt qua cuộc khủng hoảng này, và đến lúc đó, báo chí sẽ được sử dụng để ca ngợi sự tương trợ mà Đảng và Nhà nước Việt Nam trao cho đồng chí của ḿnh.
RFA