Việc kiểm soát chất lỏng tiêu thụ, giảm cân, bỏ hút thuốc có thể làm giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, bên cạnh việc dùng thuốc và phẫu thuật.
Bàng quang tăng hoạt là một rối loạn gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, són tiểu và nhu cầu đi tiểu thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Một số người cũng gặp phải t́nh trạng tiểu không tự chủ. Bàng quang tăng hoạt là một t́nh trạng phổ biến ảnh hưởng đến cả nam và nữ, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trở nên nhiều hơn ở người cao tuổi.
Bàng quang tăng hoạt có thể ảnh hưởng đến công việc, đời sống và chất lượng giấc ngủ của một người. Trong một nghiên cứu, 65% người có bàng quang tăng hoạt cho biết chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.
Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến bàng quang tăng hoạt và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như liệu người bệnh có bị tiểu không kiểm soát hay không.
Bàng quang tăng hoạt là một t́nh trạng phổ biến ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Ảnh: Urology Specialist Group
Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi thói quen uống rượu có thể giúp giảm bớt các triệu chứng bàng quang tăng hoạt. Caffeine và rượu có tính lợi tiểu, khiến một người sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Caffeine có trong cà phê, trà, nước tăng lực và nhiều loại nước ngọt. Các loại đồ uống khác có thể gây đi tiểu nhiều hơn bao gồm: đồ uống có ga, đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo, nước ép nam việt quất.
Mọi người có thể giảm thiểu các triệu chứng đi tiểu vào ban đêm bằng cách giảm lượng chất lỏng tiêu thụ ngay trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến mất nước. Ngoài ra, nước tiểu cô đặc có thể gây kích thích bàng quang và làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
Một số loại thực phẩm, bao gồm thức ăn cay và thức ăn có tính axit, chẳng hạn như nước cam và nước sốt cà chua, cũng có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.
Thay đổi lối sống
Quản lư cân nặng: Béo ph́ là một yếu tố nguy cơ gây bàng quang tăng hoạt, có thể do trọng lượng tăng thêm gây áp lực lên sàn chậu. Do đó giảm cân có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh này.
Hút thuốc: Các chuyên gia cho hay hút thuốc liên quan tới các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt ở cả nam và nữ.
Bài tập sàn chậu: Những bài tập này, thường gọi là bài tập Kegel, nhằm mục đích tăng cường các cơ kiểm soát việc đi tiểu, bao gồm siết chặt, giữ và sau đó thả lỏng các cơ. Mọi người có thể thực hiện các bài tập này ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, nhưng tốt nhất nên làm rỗng bàng quang trước.
Ghi chép nhật kư
Một trong những bước đầu tiên để giải quyết t́nh trạng bàng quang tăng hoạt là ghi nhật kư về thói quen đi tiểu và bất kỳ triệu chứng nào khác trong khoảng một tuần. Làm điều này có thể giúp cá nhân hiểu điều ǵ có ích và điều ǵ làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn, giúp họ giải thích các vấn đề với bác sĩ.
Những thông tin cần ghi chép lại gồm: tất cả các chất lỏng đă tiêu thụ, thời gian đi tiểu là khi nào và tần suất thế nào, t́nh trạng són tiểu, hành động gây són tiểu chẳng hạn như cười hoặc ho...
Luyện bàng quang
Cảm giác muốn đi tiểu xảy ra khi bàng quang co bóp. Khi một người có bàng quang tăng hoạt, bàng quang bắt đầu co lại trước khi đầy nước tiểu, gây cảm giác cần đi tiểu dù sau đó nhận thấy rằng không có nước tiểu để thải ra ngoài.
Quá tŕnh luyện bàng quang nhằm chống lại cảm giác thôi thúc đi tiểu. Mục đích của việc này là tập cho bàng quang quen với việc giữ nhiều nước tiểu hơn. Việc luyện tập bàng quang có thể mất thời gian và đ̣i hỏi sự kiên nhẫn.
Một người thường bắt đầu bằng cách kháng cự cảm giác muốn đi tiểu trong vài phút, dần dần tăng thời gian lên một giờ hoặc hơn giữa các lần đi vệ sinh. Kỹ thuật này chỉ phù hợp với những người có bàng quang tăng hoạt và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Dùng sản phẩm hỗ trợ
Trong khi chờ điều trị đạt kết quả hoặc nếu điều trị không hiệu quả, các sản phẩm sau đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng nếu gặp phải t́nh trạng tiểu không kiểm soát: miếng đệm hoặc quần, bồn tiểu cầm tay, ống thông để thoát nước tiểu, thiết bị ngăn rỉ nước tiểu...
Thuốc điều trị
Một số người có thể điều trị chứng bàng quang tăng hoạt hiệu quả bằng thuốc. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và có thể cần tái khám để bác sĩ theo dơi các tác dụng phụ.
Kích thích thần kinh
Kích thích dây thần kinh là một phương pháp điều trị tương đối đơn giản và rất hứa hẹn đối với người mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Phương pháp này có thể áp dụng với những người không đáp ứng với thay đổi lối sống hoặc thuốc, hoặc những người gặp tác dụng phụ của thuốc.
Kích thích dây thần kinh là việc gửi các ḍng điện nhẹ đến các cơ của xương chậu và lưng dưới có vai tṛ trong việc đi tiểu. Tác động này có thể giúp cơ co lại hoặc khuyến khích sự phát triển của các tế bào thần kinh hữu ích trong khu vực.
Phẫu thuật
Tùy thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu các phương pháp điều trị khác không giúp ích. Bác sĩ thường chỉ đề nghị phẫu thuật như biện pháp cuối cùng hoặc cho những trường hợp cụ thể. Việc khắc phục các tổn thương ở cơ quan tiết niệu có thể giúp làm giảm các triệu chứng.
Việc lựa chọn thủ thuật ở mức độ nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân bàng quang tăng hoạt, giới tính của người bệnh và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiểu không tự chủ. Các lựa chọn cho các thủ tục phẫu thuật bao gồm: nâng cổ bàng quang (co cổ tử cung), đặt địu quanh một phần bàng quang (phẫu thuật địu), đưa lưới vào niệu đạo (phẫu thuật tạo lưới âm đạo), tiêm chất làm phồng niệu đạo để tăng kích thước của thành niệu đạo, lắp một cơ ṿng có thể giúp kiểm soát ḍng nước tiểu, chèn một ống thông để kiểm soát tràn nước tiểu...