Phía Nga quay phim tài liệu, tuyên truyền về "những người lính Nga trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraina". Trong một cảnh phim, camera đă vô t́nh quay cửa tủ lạnh nhà "người chiến sỹ anh dũng" và cộng đồng mạng nhanh chóng phát hiện ra tủ lạnh được dán tem bảo hành của Ukraina, là "chiến lợi phẩm" do người chiến sỹ gửi về.
Sự thật chiến tranh ở đó.
Ukraine cáo buộc các binh sĩ Nga âm mưu bán tài sản cá nhân mà họ trộm được của dân thường Ukraine. Quân đội Nga đă mở một khu chợ để buôn bán đồ cướp được”, nói rằng ở thành phố Narovlya (Belarus), lính Nga đă thiết lập một khu chợ chuyên bán tài sản cướp được ở Ukraine.*
Các vật phẩm được bày bán bao gồm: máy giặt và máy rửa bát, tủ lạnh, đồ trang sức, ô tô, xe đạp, xe máy, bát đĩa, thảm, tác phẩm nghệ thuật, đồ chơi trẻ em và mỹ phẩm.
“Những kẻ xâm lược đang tổ chức vận chuyển các lô ‘hàng hóa’ mới cướp được đến chợ của họ,” bài viết nói thêm. “Từ thành phố Buryn [ở quận Konotop, vùng Sumy, đông bắc Ukraine] về phía biên giới quốc gia, một đoàn xe giao hàng đang vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, gồm cả hàng công nghiệp và đồ gia dụng.”
Trước đó, trên mạng xă hội đă xuất hiện nhiều bức ảnh, video và các cuộc điện thoại ghi âm, cho thấy dường như các cáo buộc rằng binh lính Nga đă ăn trộm đồ của dân thường Ukraine là đáng tin cậy.
Ukraine Alert từng công bố một bức ảnh về chiếc xe tải quân sự Nga đă bị phá hủy. Chiếc xe tải được cho là nằm trên một con đường ở Bucha, ngoại ô phía bắc Kyiv được lực lượng Ukraine giải phóng. Trên thùng sau của chiếc xe cháy rụi có thứ dường như là tàn tích của ba chiếc máy giặt.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những người lính Nga t́m cách vượt biên sang Belarus đang cố gắng gửi các món hàng bị đánh cắp cho người thân ở quê nhà.
Cuối tháng trước, một tàu chở hàng mang cờ Nga chở ngô cập cảng Izmir của Thổ Nhĩ Kỳ trên Biển Aegean. Chiếc SV Nikolay chất đầy ngũ cốc tại cảng Kavkaz, Nga, sáu ngày trước đó hôm 18/6, theo tài liệu được cung cấp bởi một nhân viên của công ty Nga sở hữu con tàu.
Reuters phân tích h́nh ảnh vệ tinh, dữ liệu theo dơi tàu bè và các bức ảnh cùng video từ các nguồn mở cho thấy một cảng xuất xứ khác của chiếc SV Nikolay. Vào ngày 18 tháng 6, phân tích của Reuters về một h́nh ảnh vệ tinh cho thấy, con tàu đă được neo đậu tại bến cảng chính ở Crimea, bán đảo Ukraine bị Nga sáp nhập vào năm 2014.
Việc Reuters vạch lại hành tŕnh của con tàu được đưa ra khi các quan chức Kyiv cáo buộc rằng ngũ cốc của Ukraine từ lănh thổ mà Nga chiếm đóng gần đây đang bị Nga ăn cắp trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra và sau đó được xuất khẩu thông qua Crimea tới những nơi như Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Một quan chức Ukraine nói chiếc SV Nikolay nằm trong số các con tàu mà nhà chức trách Ukraine tin rằng đang xuất khẩu những ǵ họ mô tả là ngũ cốc “ăn cướp”. Moscow đă phủ nhận việc ăn cắp ngũ cốc của Ukraine.
Hệ thống theo dơi trên con tàu SV Nikolay không hoạt động trong mấy ngày xung quanh khoảng thời gian được đề cập, gây khó khăn cho việc xác định vị trí của con tàu. Quan chức Ukraine vừa kể nói rằng đó là một chiến thuật mà các tàu đang sử dụng để che giấu các chuyến đến Crimea, cùng với việc sử dụng các tài liệu xác nhận sai số ngũ cốc được chất ở Cảng Kavkaz.
Một nhân viên của công ty Kama có trụ sở tại Moscow nói công ty này sở hữu tàu SV Nikolay và phủ nhận con tàu chở ngũ cốc Ukraine hoặc ghé Crimea. Ông Alexander Ryndin, người đảm trách việc thuê tàu cho Kama, trong cuộc gọi video với Reuters đă trưng ra hai tài liệu hỗ trợ mà ông nói là hóa đơn chở hàng, hay danh sách chi tiết của lô hàng và chứng chỉ chất lượng và an toàn. Cả hai tài liệu đều liệt kê Kavkaz là cảng xếp hàng, cách Sevastopol khoảng 220 hải lư, qua Eo biển Kerch từ Crimea. Giấy chứng nhận chất lượng và an toàn cũng xác định hàng hóa là ngô có xuất xứ từ Nga.
Khi được hỏi về h́nh ảnh vệ tinh cho thấy một con tàu khớp với mô tả của tàu SV Nikolay tại bến cảng chính của Crimea ở Sevastopol vào ngày 18/6, ông Ryndin nói với Reuters rằng con tàu không có ở đó. “Quư vị có thể tạo ra bất cứ h́nh ảnh nào quư vị muốn,” ông nói. Ông Ryndin cũng cho biết có những lư do hậu cần hợp pháp để vận chuyển ngũ cốc của Nga qua Crimea.
Các đại diện cấp cao tại Kama đă không trả lời yêu cầu b́nh luận. Reuters không thể truy ra nguồn gốc của ngô trên tàu một cách độc lập.
Xung đột ở Ukraine đă làm gia tăng lo ngại về an ninh lương thực ở Ukraine và trên toàn cầu, khiến giá lương thực thế giới tăng lên mức kỷ lục trong năm nay. Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới nhưng đă phải vật lộn để xuất cảng hàng hóa do chiến tranh hoành hành dọc theo bờ biển phía nam và nhiều cảng của nước này bị phong tỏa.
Nga và Ukraine kư một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào ngày 22/7 để mở lại các cảng của Ukraine ở Biển Đen cho xuất khẩu ngũ cốc, làm dấy lên hy vọng rằng một cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế trầm trọng hơn do cuộc xâm lược của Nga có thể được xoa dịu.