Theo như vào hôm 21/07, được một cựu vụ trưởng của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được báo chí nước này đăng lời, bảo vệ cho quyết định bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan, người “không có chuyên môn y tế” vào làm Quyền Bộ trưởng Y tế, nhưng nay truyền thông Việt Nam trích lời quan chức, đại biểu Quốc hội nêu ra việc vận dụng kinh nghiệm thời chiến và cách điều hành nội các ở chế độ dân chủ tư bản cho việc bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan tại một hội nghị ở tỉnh tháng 7/2022
Cả hai lời giải thích này đều đến từ những nhân vật cấp thấp hơn bà Lan, và không phải là phát biểu của người trao quyết định bổ nhiệm bà.
Bà Đào Hồng Lan là trường hợp đầu tiên trong lịch sử 14 Bộ trưởng/Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế từ năm 1945 đến nay không có chuyên môn y tế, theo một tờ báo tiếng Việt.
Giải thích việc bổ nhiệm bằng kinh nghiệm hậu chiến và thể chế tư bản
Hôm 21/07, một cựu vụ trưởng của Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được báo chí nước này đăng lời, bảo vệ cho quyết định bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan, người “không có chuyên môn y tế”.
Ông Nguyễn Đức Hà nói rằng ngay sau khi chiến tranh kết thúc (ở miền Bắc) “hoà b́nh lập lại, tất cả những đồng chí lănh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, bộ ngành cơ bản đều trưởng thành từ quân đội, từ chiến đấu”.
“Lúc đó lấy đâu ra nhiều bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư như bây giờ. Tại sao các đồng chí đó không có chuyên môn, học hàm, học vị nhưng vẫn làm tốt. Lúc đó, nhiệm vụ lănh đạo, quản lư là chính chứ không phải do yếu tố chuyên môn là chính.”
Theo ông Đức Hà, vị trí Bộ trưởng Bộ Y tế cần người lănh đạo, quản lư và vai trò đó “c̣n lớn hơn là yêu cầu về mặt chuyên môn”.
Không chỉ có vậy, theo ông ,“tại nhiều nước, thậm chí ở một số nước lớn, phát triển, một số vị trí Bộ trưởng đóng vai tṛ là một chính khách chứ không phải là cán bộ chuyên môn nữa. Thậm chí có những Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng không xuất thân từ trong quân đội…”
Tuy thế, ông Nguyễn Đức Hà không khảng định liệu trong tương lai, các bộ trưởng quốc phòng, công an ở Việt Nam sẽ là người không mang quân phục, đi lên từ các ngành này hay là không.
Theo BBC tìm hiểu thì ở nhiều nước theo thể chế dân chủ đa đảng có nguyên tắc gọi là “kiểm soát dân sự” (civilian control) với các bộ vũ trang để ngăn việc tiếm quyền, đảo chính.
Tức là bộ trưởng quốc phòng, công an cảnh sát luôn phải là chính khách dân sự, do dân bầu lên mà nhiều trường hợp là nữ, như bộ trưởng quốc phòng bà Christine Lambrecht ở Đức hiện nay.
Việc giải thích, mà có người cho là “bào chữa” cho quyết định đã công bố về việc bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan, cũng được một nữ nghị sĩ QH Việt Nam, cơ quan sẽ phê chuẩn bà Lan vào vị trí này tháng 10 tới, lên tiếng.
Được tờ Lao Động hôm 19/07 phỏng vấn về chủ đề này, đại biểu QH Tạ Thị Yên nói:
“Việc bộ trưởng không có chuyên môn về lĩnh vực ḿnh phụ trách là vấn đề không hiếm ở các nước trên thế giới, ví dụ như Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hiện tại có đến bốn Bộ trưởng không phải là nhà chuyên môn đó là Bộ trưởng Y tế, Bộ trưởng Giao thông, Bộ trưởng Năng lượng, Bộ trưởng Nông nghiệp hay tại Singapore, Malaysia, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng là các nhà chính trị chuyên nghiệp không có bằng bác sĩ hay dược sĩ.”
Bà Yên nói đến điều mà thực tế đang có tại các nước theo mô hình tư bản, tuy bà không nêu tên thể chế của họ.
“Ở các nước, bộ trưởng thường là chính khách, là người chịu trách nhiệm triển khai trong thực tế chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền trong lĩnh vực cụ thể mà ḿnh phụ trách, không nhất thiết là người có chuyên môn sâu về ngành hay lĩnh vực đó, nhưng nhất thiết phải có năng lực, kỹ năng lănh đạo vượt trội.”
Đây cũng là một sự khác biệt, mới mẻ về ngôn từ vì ở Việt Nam hiện nay không có khái niệm chính khách, mà chỉ có các cán bộ được Đảng Cộng sản phân công, bổ nhiệm.
Dư luận rất quan tâm Bộ y tế
Báo Sức khỏe & Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, ngày 18/7 đăng bài của Dược sĩ, Nhà văn Trần Thanh Cảnh.
Bài này viết: "Để thành công trong cương vị này, theo tôi, bà Quyền Bộ trưởng phải đề ra được chiến lược của ngành y tế cả nước, tập trung vào mục tiêu như đă nói ở phần trên. Bà nên ra một quy chế làm việc, phân công phân nhiệm cho các thứ trưởng toàn quyền quyết định công việc nhân sự chuyên môn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định của ḿnh. Chỉ cần thế, bà đă thảnh thơi, dành thời gian suy nghĩ về những vấn đề chiến lược lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, biến nước ta thành một quốc gia khỏe mạnh."
"Trên thế giới th́ thực tế này đă diễn ra từ lâu. Vấn đề là chúng ta có dám vượt qua những rào cản cũ. Đây cũng là câu chuyện của tầm vĩ mô, cao hơn nữa kia."
Việc truyền thông Việt Nam liên tiếp đăng lời giải thích việc bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan phản ánh một sự thực là dư luận nướ̃c này rất quan tâm đến Bộ Y tế.
Ngoài việc các quan chức cao nhất của bộ này dính vào scandal Việt Á, người ta còn lo ngại ai có thể cải tổ ngành y, ngành thuộc loại nhiều vấn đề nghiêm trọng nhất ở quốc gia gần 100 triệu dân.
Việc "Đảng bổ nhiệm" bà Lan không cần chuyên môn ngành y bị một Facebooker từ Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Chu bình luận rằng đây là mộ́t nhận thức sai, vì thể chế Đảng cầm quyền ở Việt Nam khác "các nước tư bản".
"Nếu cứ tiếp tục nhận thức này, thì các bộ trưởng ở nước ta sẽ tiếp tục là các cán bộ chính trị phong trào. Sự trả giá sẽ vô cùng thảm khốc."
Còn nhà nghiên cứu, bình luận xã hội Khuẫt Thu Hồng thì có lời ủng hộ bà Đào Hồng Lan trên Facebook cá nhân hôm 15/07:
"Khi một người phụ nữ được giao trọng trách, cô ấy chắc chắn không tầm thường. Khi cô ấy chấp nhận làm thuyền trưởng cho một con thuyền vừa bị gió băo đánh tả tơi, chắc chắn cô ấy có bản lĩnh! Hăy tin tưởng thay v́ nghi ngờ! Hăy hỗ trợ thay v́ bỏ mặc hoặc gièm pha. "
‘Chỉ được thông báo trước hai ngày’
Về chính việc này, bà Đào Hồng Lan thừa nhận trên báo chí Việt Nam “nhận nhiệm vụ tôi cũng rất bất ngờ. Báo cáo Thủ tướng, tôi chỉ nhận thông báo trước hai ngày khi nhận văn bản chính thức. Nhận nhiệm vụ với tâm thế và bộn bề suy nghĩ, không biết có đảm nhận được nhiệm vụ nặng nề này hay không, có đáp ứng được yêu cầu của ngành hay không?”
Sinh năm 1971, tại xă Tam Kỳ, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, bà Đào Hồng Lan gia nhập Đảng Cộng sản vào năm 2001.
Trong hai năm 2018 tới 2019, bà là Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Tháng 12/2019, bà trở thành Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Bà được thăng lên vị trí Bí thư tỉnh này từ tháng 9/2020 tới nay, trước khi được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế ngày 15/7/2022. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đă giao Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho bà Đào Hồng Lan.