8/26
Hội đồng Người tỵ nạn ở Saxony đang vận động để ngăn chặn việc trục xuất ông Phạm Phi Sơn, một người Việt đến Đức để làm việc và sinh sống từ năm 1987. Ông Sơn bị đe dọa trục xuất v́ từng về Viêt Nam hơn 6 tháng để chữa bệnh. Ông Phạm Phi Sơn đến Đông Đức vào năm 1987 theo diện lao động hợp đồng. Ông và vợ có một cô con gái năm tuổi được sinh ở Đức. Mặc dù đă sống và làm việc ở Đức 35 năm, ông vẫn bị một ủy ban hỗ trợ khó khăn từ chối quyền xin ở lại Đức v́ ông đă ở Việt Nam hơn sáu tháng vào năm 2016 để điều trị bệnh.
Hội đồng Người tị nạn Sachsen ở Đức nộp một bản kiến nghị trực tuyến lên quốc hội tiểu bang vào thứ Sáu (19 tháng 8) nhằm chống lại việc trục xuất ông Sơn. Đến trưa ngày Chủ nhật, hơn 39,000 người đă kư vào bản kiến nghị. Bà Etelka Kobuß, Nhân viên di trú của Chemnitz, mô tả sự việc này là “vô nhân đạo” trên mạng xă hội. Bản kiến nghị được đưa ra vào thời điểm nước Đức tưởng niệm thảm kịch Rostock-Lichtenhagen.
Từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 8 năm 1992, khoảng 2,000 người đă bao vây một trung tâm tiếp nhận người xin tị nạn, nơi ở của chủ yếu những người Việt từng làm việc theo diện hợp đồng ngoại quốc tại Đông Đức. Bạo lực leo thang sau khi hàng trăm phần tử cực hữu từ khắp nước Đức kéo đến để hỗ trợ những kẻ bạo loạn tấn công trung tâm này. Ba mươi năm trôi qua, các nhân chứng vẫn ra sức đấu tranh đ̣i hỏi công lư và trách nhiệm giải tŕnh từ chính quyền và các chính trị gia.
|