Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đă phát động một chiến dịch gây áp lực toàn diện. Đây được coi là nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn cản các đồng minh Trung Đông cắt giảm đáng kể sản lượng khai thác dầu.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu và đối tác (OPEC+) sẽ nhóm họp theo h́nh thức trực tuyến để ra thông báo cắt giảm đáng kể sản lượng khai thác dầu nhằm đối phó t́nh trạng giá dầu thế giới liên tục giảm như hiện nay.
Đây là thông tin không mấy tích cực với chính quyền Tổng thống Joe BIden, khiến giá xăng ở Mỹ tiếp tục duy tŕ ở mức cao, trong khi chỉ c̣n 5 tuần nữa là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra.
Trong những ngày qua, các quan chức năng lượng, kinh tế và đối ngoại của chính quyền Mỹ đă tích cực lôi kéo các quan chức đồng minh Trung Đông như Kuwait, Ả Rập Saudi và UAE nhằm thuyết phục các nước này bỏ phiếu phản đối cắt giảm sản lượng khai thác dầu.
Trong nhóm OPEC+, hai quốc gia có ảnh hưởng nhất là Ả Rập Saudi và Nga nhiều khả năng sẽ thống nhất giảm sản lượng dầu ở mức hơn 1 triệu thùng/ngày.
Đây sẽ là mức cắt giảm lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và có thể khiến giá dầu tăng mạnh trở lại.
Theo tài liệu do Nhà Trắng gửi Bộ Tài chính Mỹ vào đầu tuần này, viễn cảnh sản lượng khai thác dầu trên thế giới giảm mạnh được coi là "thảm họa toàn diện", tương đương với "hành động thù địch" với Mỹ, CNN cho biết.
"Chính quyền Mỹ đang nhận thức vấn đề theo hướng hết sức nghiêm trọng", một quan chức giấu tên nói trên CNN. Nhà Trắng đang rất quan ngại với các diễn biến trên thị trường dầu mỏ hiện nay, một quan chức giấu tên khác nói.
Trong một thông điệp gửi tới CNN, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson nói: "Chúng tôi đă nêu rơ rằng cần tiếp tục đáp ứng nhu cầu về năng lượng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm giá nhiên liệu cho người tiêu dùng trên khắp thế giới và chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi với các đồng minh theo hướng này".
Trong 100 ngày qua, giá nhiên liệu ở Mỹ liên tục giảm. Đây là nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm kiềm chế giá năng lượng và gây sức ép trở lại với Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhưng nếu OPEC+ cắt giảm sản lượng khai thác dầu, giá nhiên liệu ở Mỹ sẽ lại tăng cao, tác động tiêu cực đến cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ diễn ra vào tháng sau.
Nhà Trắng đă yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen thuyết phục người đồng cấp Kuwait và UAE, rằng cắt giảm sản lượng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu.
Mỹ cho rằng, OPEC+ cắt giảm sản lượng chỉ càng khiến giá dầu giảm trong dài hạn, làm tăng nguy cơ lạm phát và suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất đối với nhóm OPEC+ hiện vẫn là Ả Rập Saudi, quốc gia hiện đang có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Mỹ.
Thái tử Mohammed bin Salman (MbS), lănh đạo không chính thức của nhóm OPEC, liên tục có những quyết định đi ngược lại lợi ích của Mỹ.
Trong những lần Mỹ hối thúc Ả Rập Saudi tăng sản lượng khai thác, nhóm OPEC+ chỉ tăng ở "mức tượng trưng" 100.000 thùng/ngày.
Gần đây, thái tử MbS đă được nhà vua bổ nhiệm làm Thủ tướng chính phủ. Thái tử hiện đang đối mặt với vụ kiện ở Mỹ liên quan đến cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi vào năm 2018.
Khi ṭa án Mỹ đặt câu hỏi rằng liệu thái tử với tư cách là Thủ tướng Ả Rập Saudi, có được hưởng quyền miễn trừ truy tố hay không, Bộ Tư pháp Mỹ ngày 3/10 đă phản hồi rằng chính phủ cần thêm 45 ngày để xem xét.
Một nguyên nhân khác khiến OPEC+ quyết tâm cắt giảm sản lượng là do Liên minh châu Âu (EU) sắp ra quyết định áp giá trần với dầu mỏ Nga. Các thành viên OPEC+ coi đây là dấu hiệu đáng lo ngại, tạo ra tiền lệ để chi phối giá dầu, thay v́ để thị trường quyết định.