Bị mất việc làm, nhiều người lao động ở Sài G̣n đang thu dọn hành lư để trở về quê.
Kết quả khảo sát hơn 1.000 công nhân ở Sài G̣n, Đồng Nai, B́nh Dương của Viện Nghiên cứu Đời sống Xă hội (Social Life), cho biết 15,5% người lựa chọn sẽ về quê trong thời gian tới, 44,6% người lưỡng lự và 39,9% người chưa có dự định.
Lư do lớn nhất để người lao động nhập cư trở về quê là gần gia đ́nh, khi thu nhập ở đô thị không đủ sống. Trong đó nhóm lao động trên dưới 40 đang có con gửi ông bà dưới quê có ư định hồi hương nhiều nhất.
Một lư do khác là cơ hội việc làm ở quê cũng đă tốt hơn khi chi phí mặt bằng, nhân công ở Sài G̣n, Đồng Nai, B́nh Dương tăng cao, các công ty có xu hướng dịch chuyển nhà máy về các địa phương để có chi phí rẻ hơn, kéo theo số lao động hồi hương.
Xu hướng lao động về quê có hai nhóm, với người trẻ khi hồi hương sẽ tiếp tục làm việc trong các nhà máy gần nhà, c̣n lao động trung niên sẽ trở về với nông nghiệp.
Khảo sát của Sở Lao động Sài G̣n về nhu cầu sử dụng lao động của gần 4.000 công ty trong quư I/2023 cũng cho thấy, so với cuối năm ngoái, gần 31% công ty giảm lao động, trên 50% công ty không tuyển mới và khoảng 19% công ty có tuyển thêm lao động. Nhóm cắt giảm lao động chủ yếu thuộc ngành giày da, dệt may, xây dựng, chế biến thực phẩm…
Pou Yuen Việt Nam (quận B́nh Tân, Sài G̣n) sau khi công ty này cho nghỉ hàng ngàn công nhân, cho biết, nhiều pḥng trọ cửa đóng then cài, công nhân trả pḥng, ngậm ngùi về quê ngay khi hoàn tất các thủ tục tại công ty. Một số ít ở lại với hy vọng t́m được việc làm mới, tuy nhiên, chi phí hiện tại quá cao khiến họ cũng nản ḷng.
Khi các đô thị phát triển không đồng đều, người lao động rơi vào ṿng luẩn quẩn: hết việc ở Sài G̣n, về quê; sau đó không t́m ra việc ở quê, lại tiếp tục lên Sài G̣n, Đồng Nai hay B́nh Dương sống kiếp tha hương.
Rời quê hương đi lập nghiệp tại các tỉnh, thành phố lớn với hy vọng thoát nghèo, nhưng rồi dịch Covid-19 ập đến khiến cuộc sống của những người lao động xa quê gặp muôn vàn khó khăn. Sau dịch, công nhân lại rơi vào cảnh thất nghiệp do ảnh hưởng t́nh h́nh thế giới, nhiều DN bị giảm đơn hàng buộc phải cắt giảm nhân công. Không xin được việc làm, nhiều lao động đành chấp nhận quay lại quê nhà, t́m cách mưu sinh.
Công việc bấp bênh, giảm giờ làm, mất thu nhập… là t́nh cảnh chung của nhiều công nhân lao động ở các địa phương B́nh Dương, Đồng Nai, TP.HCM. Nhiều người ngao ngán và họ đang lưỡng lự với suy nghĩ tiếp tục bám trụ chờ cơ hội hay trở về quê.
Là 1 trong hàng ngàn công nhân trẻ đă rời bỏ phố thị sau nhiều năm cực nhọc mưu sinh ở B́nh Dương, vợ chồng anh Trương Tuấn Phong – chị Hà Thị Thúy, quê Thanh Hóa cho biết, thời điểm trước làm việc ở một công ty gỗ, nhờ được tăng ca nên có dư chút ít. Sau giai đoạn đầy khó khăn do dịch bệnh Covid-19, DN bị giảm đơn hàng khiến anh chị phải nghỉ làm.
Không bằng cấp cũng chẳng có tay nghề, hai vợ chồng chở nhau đi khắp các khu công nghiệp để xin việc nhưng đều bị từ chối. Tháng 9/2022, số tiền dành dụm sắp cạn, anh chị đành khăn gói về quê và hiện giờ đă ổn định công việc tại quê nhà.
“Hai vợ chồng về quê giờ đi cắt và làm keo. Công việc tuy nặng nhọc, vất vả nhưng được cái là ở gần nhà, gần con và có người đưa con đi học. Dù thế nào hai vợ chồng cũng cố gắng làm để kiếm tiền nuôi con ăn học”, anh Trương Tuấn Phong tâm sự.
Theo Thứ trưởng Lao động Thương binh Xă hội, cứ 10 thanh niên có một người thất nghiệp và nguy cơ mất việc của lao động trẻ cao gấp ba người lớn tuổi hơn. Tại diễn đàn Chính sách việc làm cho thanh niên ngày 5/5/2023, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết thống kê quư I/2023, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp là 7,6%.