Loạt lệnh trừng phạt chưa từng có từ phương Tây đă tạo tác động lớn, buộc Nga phải thay đổi hoàn toàn phương thức hoạt động của nền kinh tế.
Kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ vào cuối tháng 2/2022, Nga đă hứng chịu hơn 13.000 biện pháp hạn chế của phương Tây, nhiều hơn tổng lệnh trừng phạt áp đặt với Iran, Cuba và Triều Tiên. Tuy nhiên, GDP của Nga chỉ giảm 2,1% trong năm 2022 và thậm chí Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nga có thể tăng trưởng trong năm 2023.
Điều này cho phép Điện Kremlin có thể tuyên bố các biện pháp trừng phạt của phương Tây không hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, loạt lệnh trừng phạt của phương Tây đă có những tác động đáng kể cả về chất và lượng đối với kinh tế Nga, theo Alexandra Prokopenko, học giả Trung tâm Âu-Á Nga Carnegie và từng làm việc tại Ngân hàng Trung ương Nga.
"Các biện pháp trừng phạt đă thay đổi hoàn toàn phương thức hoạt động của nền kinh tế Nga", Prokopenko nhận định.
Trước xung đột, chính sách kinh tế của Nga chủ yếu tập trung vào phát triển công nghệ, đa dạng hóa xuất khẩu để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, dịch chuyển vốn tương đối tự do. Tuy nhiên, hiện tại, các yếu tố này đă được thay thế bằng kiểm soát vốn, phân biệt các quốc gia là "thân thiện" hoặc "thù địch" và tập trung ngân sách cho quân sự.
Một người giao đồ ăn đi qua khu mua sắm đắt đỏ vắng khách ở Stoleshnikov Lane, thủ đô Moskva, Nga hồi tháng 5/2022. Ảnh: Reuters
Khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đóng băng dự trữ ngoại hối và vàng của Nga, hạn chế khả năng sử dụng đồng đôla và euro của Ngân hàng Trung ương nước này, cộng đồng doanh nghiệp Nga và nhiều quan chức đều chuẩn bị tinh thần cho nguy cơ nền kinh tế đổ vỡ.
Tuy nhiên, phản ứng nhanh chóng của chính phủ Nga đă giúp giảm tác động của đ̣n trừng phạt. Moskva đặt ra những hạn chế với dịch chuyển vốn, tăng lăi suất cơ bản lên 20%, chặn ḍng vốn chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng, vốn đă mất hơn 2 ngh́n tỷ ruble (30 tỷ USD) do làn sóng rút tiền trong hai tuần đầu chiến sự.
Đến cuối tháng 4, chính sách tăng lăi suất tiền gửi ngắn hạn và cấm rút ngoại tệ đă giúp Nga thu hút trở lại gần 90% số tiền mà người dân đă rút khỏi tài khoản.
Hệ thống ngân hàng không xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng, đồng nghĩa nền kinh tế vẫn ổn định, xoa dịu tâm lư hoảng loạn. Song đổi lại, Nga phải áp nhiều hạn chế với ḍng chảy vốn.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina từng ca gợi nỗ lực giảm tác động của những biện pháp trừng phạt là "thành tựu chính sách kinh tế quan trọng". Các biện pháp kiểm soát vốn từng được coi là không hiệu quả giờ sẽ được áp dụng trong thời gian dài sắp tới, theo giới quan sát.
"Điều này thậm chí chứng minh sự cần thiết phải đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn", Prokopenko nói.
Một khía cạnh khác trong phản ứng của Nga với các lệnh trừng phạt là việc tăng cường liệt các quốc gia phương Tây vào danh sách "thù địch". Mặc dù không có tiêu chí rơ ràng để phân loại, việc dán nhăn thù địch với các quốc gia được xem là tiêu chí chính quyết định quan hệ thương mại và chính sách kinh tế đối ngoại của Nga.
"Nó dẫn tới việc Nga củng cố quan hệ với các nước từ Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tới Myanmar và các nước châu Phi", Prokopenko cho biết.
Mối quan hệ giữa Nga với Trung Quốc ngày càng được tăng cường và giới quan sát cho rằng Moskva đang tăng phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh. Thương mại song phương tăng lên mức kỷ lục 190 tỷ USD trong năm 2022, theo thống kê của hải quan Trung Quốc.
Các mặt hàng năng lượng chiếm hơn 2/3 xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc. Moskva là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai và nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ tư cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn tới khả năng bên mua độc quyền có khả năng tác động đến giá cả, khiến vị thế đàm phán của Nga trở nên yếu hơn.
Nhập khẩu của Nga từ Trung Quốc không chỉ bao gồm hàng tiêu dùng, mà ngày càng nhiều mặt hàng công nghệ cao. Lượng xe tải, máy xúc và phụ tùng xe hơi Nga nhập từ Trung Quốc đă tăng mạnh trong năm 2022.
Bất chấp những biện pháp hạn chế từ phương Tây, Nga vẫn nhận hầu hết thiết bị điện tử và chất bán dẫn từ các công ty Trung Quốc. Các gă khổng lồ như Huawei có thể ngừng hoạt động ở Nga v́ lo ngại ảnh hưởng hoạt động kinh doanh toàn cầu, song các công ty Trung Quốc nhỏ hơn đang liên tục thâm nhập thị trường Nga.
Các khoản thanh toán từ đối tác Trung Quốc phần lớn được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ thay v́ ruble. Tỷ trọng thanh toán hàng xuất nhập khẩu Nga bằng đồng nhân dân tệ cũng tăng vọt trong hai năm qua. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẵn sàng chuyển sang giao dịch bằng đồng tệ với các nước khác thay v́ ruble.
Việc bị cô lập khỏi thị trường tài chính toàn cầu v́ các lệnh trừng phạt cũng phần nào mang lại lợi ích cho Nga, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ và các nước châu Âu trải qua t́nh trạng lạm phát cao và lăi suất tăng mạnh.
Sự sụp đổ của ba ngân hàng Mỹ trong tháng 3 đă khiến thị trường quay cuồng, thậm chí nhiều nhà phân tích đă nói về cuộc khủng hoảng toàn cầu, trong khi kinh tế Nga gần như không bị ảnh hưởng, Prokopenko nói.
Giá dầu khí hiện là kênh duy nhất ít nhiều chịu ảnh hưởng từ những biến động ngoài nước Nga. Nếu có cuộc suy thoái toàn cầu, điều này sẽ khiến giá dầu và khí đốt sụt giảm đáng kể, gây khó khăn cho nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng kịch bản này vẫn xa vời.
Ngoài ra, nhóm OPEC+, trong đó có Nga, đă nhất trí cắt giảm sản lượng dầu từ tháng 5 tới tháng 10 để tránh giảm giá. Nga cũng thay đổi công thức tính thuế dầu khí để giảm thiểu thiệt hại cho ngân sách.
Cảng ở Vladivostok, Nga hồi tháng 5/2022. Ảnh: Reuters
Mặt trái của việc miễn nhiễm với các biến động bên ngoài đó là Nga ngày càng phụ thuộc vào một số đối tác c̣n lại. Các biện pháp trừng phạt nhắm vào lĩnh vực công nghệ đă khiến Nga mất khả năng phát triển các dự án năng lượng ngoài khơi mới cũng như khai thác các mỏ khoáng sản khó tiếp cận.
Chúng cũng hạn chế khả năng tiếp cận với tuabin và công nghệ chế tạo tàu chở dầu hiện đại, đầu máy xe lửa, ôtô, mạng lưới truyền thông thế hệ mới và các sản phẩm công nghệ cao khác. Moskva cũng bị loại ra khỏi các cuộc thảo luận toàn cầu về trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.
"Do đó, Điện Kremlin sẽ phải xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế trong tương lai xoay quanh thương mại năng lượng", Prokopenko nhận định.
Theo tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở ở Bỉ, Nga là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới và là bên cung cấp quan trọng năng lượng cùng nhiều nguyên liệu thô, nên bất cứ niềm tin nào cho rằng các lệnh trừng phạt sẽ lập tức đánh gục nước này đều sai lầm.
Nhưng các chuyên gia của Bruegel cũng nhận định về trung hạn, các biện pháp trừng phạt sẽ khoét sâu hơn vào các điểm yếu của nền kinh tế Nga. Chúng sẽ làm trầm trọng hơn những mắt xích yếu như thiếu nhân lực, tăng trưởng năng suất kém và thiếu vốn đầu tư.
Chi tiêu quân sự của Nga đang chiếm khoảng 1/3 ngân sách, đồng nghĩa sự phát triển kinh tế nước này sẽ bị đóng băng trong thời gian dài sắp tới, khi chiến sự Ukraine chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, theo giới quan sát.
Ngay cả khi giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến qua đi, ngân sách quân sự Nga sẽ khó có thể giảm. "Khi hai bên chưa đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh, Nga vẫn cần đầu tư để bổ sung kho vũ khí và chuẩn bị cho giai đoạn giao tranh tiếp theo", Prokopenko nói.
VietBF@sưu tập