Sự thất vọng đối với chứng khoán của Trung Quốc tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư toàn cầu chuyển hướng sang những thị trường lớn khác của châu Á.
Một người đứng quan sát những chỉ số chứng khoản Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Một chỉ số chứng khoán quan trọng của Trung Quốc đă chứng kiến mức sụt giảm tới 20% trong tuần này. Tuy nhiên, chỉ số Kospi của Hàn Quốc lại tăng mạnh và chỉ số tại Ấn Độ đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Đầu tháng 5, chứng khoán Nhật Bản cũng đạt mức cao nhất trong ba thập kỷ, trong khi Đài Loan tiếp tục vượt trội so với hầu hết thị trường chứng khoán trên thế giới, theo Bloomberg.
Sự chuyển dịch đang diễn ra, các doanh nghiệp châu Á đang đạt được sức hút, trái ngược với xu hướng suy giảm của Trung Quốc đại lục. Sự gia tăng ở các thị trường này diễn ra trong bối cảnh lo ngại sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ kéo chứng khoán toàn khu vực đi xuống.
Triển vọng rực rỡ của những nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới ở Hàn Quốc và Đài Loan, lạm phát ở Nhật Bản ổn định và tiêu dùng bùng nổ của Ấn Độ là những cơn gió thúc đẩy cổ phiếu tăng cao, ngay cả khi các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc đại lục đi xuống.
Bức tranh bi quan cho chứng khoán Trung Quốc
“Hàn Quốc cho phép nhà đầu tư tiếp cận với những công ty trong chuỗi cung ứng pin và công nghệ, Đài Loan là quê hương của TSMC, trong khi Nhật Bản sở hữu những công ty dẫn đầu toàn cầu trong nhiều lĩnh vực”, Christina Woon, giám đốc đầu tư chứng khoán châu Á tại Abrdn, cho biết.
Tính đến giữa tháng 5, ḍng vốn nước ngoài đă chảy vào Nhật Bản trong bảy tuần liên tiếp. Hàn Quốc và vùng lănh thổ Đài Loan đă nhận được ít nhất 9,1 tỷ USD vào năm nay.
Ngược lại, HSBC Holdings ước tính phân bổ quỹ đầu tư toàn cầu vào Trung Quốc đă giảm trở lại mức tháng 10/2022. Tổng đầu tư nội địa Trung Quốc vào tháng 5 cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015. Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục sụt giảm trong tháng 5, làm triển vọng thêm ảm đạm.
Màn h́nh hiển thị chỉ số chứng khoán tại Thượng Hải. Ảnh: Reuters.
Sự vượt trội của các thị trường khác có thể bắt nguồn từ việc dân số Trung Quốc thu hẹp và các ngành công nghiệp đạt giới hạn. Chứng khoán Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc thường xuyên lấn lướt Trung Quốc kể từ năm 2020.
“Việc tái phân bổ ra khỏi Trung Quốc trên thực tế có thể đă xúc tác cho sự phục hồi của những khu vực khác tại châu Á. Bên cạnh đó, bức tranh kinh tế vĩ mô ở châu Á đang giúp ích với lăi suất đạt đỉnh, áp lực lên đồng USD và nhu cầu phương Tây phục hồi”, Aninda Mitra, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư và vĩ mô châu Á tại BNY Mellon Investment Management, cho biết.
Lựa chọn thay thế phù hợp
Cải cách doanh nghiệp và nhận định của Warren Buffett đă khuấy động các cổ phiếu bị định giá thấp tại Nhật Bản. Các chỉ số Topix và Nikkei có mức tăng hai con số trong năm nay.
Các thị trường thiên về công nghệ như Hàn Quốc và Đài Loan đang phất lên khi nhu cầu toàn cầu về AI và chip tăng vọt. Mức tăng ở hai thị trường này đạt ít nhất 15% trong năm nay.
Tại Ấn Độ, cơ sở nhà đầu tư bán lẻ đang phát triển và thu nhập ổn định đă thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài, đẩy chỉ số Nifty 50 gần chạm mốc cao nhất mọi thời đại.
Một nhà đầu tư quan sát chỉ số chứng khoán tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.
Chủ đề châu Á hậu Trung Quốc được thể hiện rơ trong các hành động chiến lược gần đây. BNY Mellon Investment Management đă chuyển Trung Quốc sang mức "b́nh thường" vào tuần trước, ưu tiên các thị trường được hưởng lợi từ tiêu dùng của Trung Quốc như Hàn Quốc, Thái Lan hoặc Singapore. Nhóm phân bổ toàn cầu của Citigroup đă chuyển Trung Quốc từ ưu tiên sang b́nh thường với lư do thiếu các biện pháp kích thích thị trường.
Thị trường Trung Quốc đă chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ sau khi mở cửa từ tháng 11/2022 với các doanh nghiệp nhà nước cũng như các tên tuổi ngành bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, sự suy giảm thị trường có thể ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế đất nước.
“Bạn cần làm rơ và t́m đúng mục tiêu khi đầu tư vào Trung Quốc. Có rất nhiều hoài nghi về triển vọng dài hạn của Trung Quốc, kéo theo sự suy giảm trong đầu tư ngắn hạn”, Timothy Moe, chuyên gia trưởng về cổ phiếu khu vực châu Á-Thái B́nh Dương tại Goldman Sachs, cho biết.
VietBF@sưu tập