Bloomberg cho biết, Trung Quốc đang “trải thảm đỏ” để đón các lănh đạo doanh nghiệp toàn cầu như Jamie Dimon và Elon Musk bởi lư do này.
Các giám đốc điều hành của JPMorgan và Tesla đều đă có cuộc gặp gỡ riêng với giới chức cấp cao của Trung Quốc vào tuần này. Những ngày gần đây, các thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc cũng có cuộc gặp với giám đốc điều hành của Starbucks và Jardine Matheson. Ngoài ra, các bộ trưởng cũng gặp gỡ các lănh đạo từ công ty đầu tư Franklin Templeton và hăng phần mềm bán dẫn của Anh - Arm.
Sự chào đón "nồng ấm" này diễn ra một thời gian sau khi Trung Quốc đă triển khai các cuộc điều tra với những chuyên gia tư vấn có công ty hoạt động ở Trung Quốc v́ lo ngại về vấn đề gián điệp - điều khiến nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ.
Những động thái kiểm soát gắt gao với doanh nghiệp nước ngoài được đưa ra đúng trong bối cảnh nền kinh tế thứ 2 thế giới hồi phục chậm chạp sau đại dịch, số liệu sản xuất, xuất khẩu yếu và lĩnh vực bất động sản vẫn tŕ trệ. Vấn đề về địa chính trị cũng khiến nhà đầu tư cảnh giác khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thực hiện các bước nhằm ngăn chặn Trung Quốc mua chip chất lượng cao.
Ḍng vốn FDI vào Trung Quốc đă giảm mạnh, khi nhà đầu tư rút 30 tỷ USD trong quư I/2023. Trong khi đó, Chỉ số MSCI China giảm hơn 50% so với mức đỉnh năm 2021 và lượng trái phiếu Trung Quốc do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cũng giảm vào tháng 4.
Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách Công Lư Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Trung Quốc cần thu hút đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề an ninh vẫn là ưu tiên lớn nhất của ông Tập. Nếu có bất kỳ rủi ro nào, Trung Quốc sẽ ‘mạnh tay’ với các doanh nghiệp nước ngoài.”
Nhiều người suy đoán việc các nhà lănh đạo doanh nghiệp toàn cầu gặp gỡ trực tiếp với giới chức Trung Quốc cho thấy nước này đă cởi mở hơn sau 3 năm “đóng cửa” chống dịch.
Trong tuần này, Elon Musk đă có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Musk lên tiếng phản đối việc Mỹ tách rời Trung Quốc và cho biết lợi ích của 2 nước đan xen với nhau.
CEO của Tesla đă nhận được sự hỗ trợ đáng kể cho siêu nhà máy ở Thượng Hải từ giới chức nước này. Tesla đă đóng góp gần 1/4 tổng giá trị sản xuất ô tô của Thượng Hải vào năm ngoái. Chính quyền địa phương cũng cam kết vào đầu tháng này nhằm củng cố mối quan hệ với Tesla.
Trong khi đó, hôm 31/5, Bí thư Thành uỷ Thượng Hải Trần Cát Ninh cho biết ông kỳ vọng CEO JPMorgan - Jamie Dimon, có thể giúp thu hút nhiều tổ chức tài chính quốc tế đến Thượng Hải.
Những cuộc gặp này diễn ra sau khi Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào cho biết Trung Quốc sẽ bảo vệ lợi ích và quyền của các doanh nghiệp nước ngoài. Ông cũng có cuộc gặp riêng với Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Mỹ Kinda Tai.
Henry Wang Huiyao, nhà sáng lập Center for China and Globalization cho biết đây là những dấu hiệu rất tích cực cho thấy Bắc Kinh đang cởi mở hơn với các doanh nghiệp nước ngoài.
Việc Mỹ và Trung Quốc siết chặt kiểm soát với các doanh nghiệp đang làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa 2 nước. TikTok hiện đang bị giám sát ở Mỹ do những lo ngại về an ninh quốc gia, có thể khiến ứng dụng này bị cấm hoạt động. Washington cũng công bố các hạn chế xuất khẩu đối với hàng chục thực thể của Trung Quốc do lo ngại an ninh quốc gia và lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.
Theo Bloomberg, việc giới chức Trung Quốc gặp gỡ nhân vật cấp cao trong những lĩnh vực quan trọng vào tuần này dường như là nỗ lực nhằm đảo ngược những mâu thuẫn trên, trong bối cảnh Bắc Kinh muốn cân bằng giữa việc giải quyết các mối lo ngại về địa chính trị và thúc đẩy nền kinh tế.
VietBF@Sưu tầm