Một cuộc điều tra của ITV News đă tiết lộ cách thức người Việt Nam đi đường phi pháp sang châu Âu, và lợi nhuận mà đường dây buôn người thu được từ khát khao đổi đời của họ.
Ở VN, buôn người là một ngành công nghiệp tinh vi và bùng nổ. Mỗi năm có hàng ngàn người vay mượn tiền để trả cho các đường dây để nhập cư phi pháp sang nước ngoài. Họ cho rằng thu nhập ở nước ngoài cao hơn rất nhiều, sẽ nhanh chóng trả hết nợ.
Tuy nhiên đây không phải là vấn đề của toàn bộ người dân Việt Nam, và nhu cầu vượt biên phi pháp chỉ tập trung ở các ngôi làng thuộc một tỉnh duy nhất: Nghệ An.
Dĩ nhiên ngoài Nghệ An, một số người dân ở Quảng B́nh, Hải Pḥng hay Hà Tĩnh cũng có tham vọng vượt biên, nhưng quy mô ở những nơi này hầu như không thể so sánh với sự chuyên nghiệp ở Nghệ An.
Phóng viên ITV News, anh Peter Smith, báo cáo từ Malta. Ảnh: ITV News
Ngày nay những ngôi làng ở Nghệ An khá yên tĩnh, v́ hầu hết người trẻ đều đă vượt biên và gửi tiền về nhà. Một gia đ́nh có nhiều họ hàng di cư thành công theo cách này đă nói với ITV rằng: 70% người trong độ tuổi lao động đều đă vượt biên bất hợp pháp.
Bước đầu tiên là liên hệ với đường dây. Một số tổ chức làm ăn hợp pháp, có văn pḥng ở thủ phủ của Nghệ An là thành phố Vinh. Công việc của họ là bán visa hợp pháp đến một quốc gia châu Âu. Malta, Hungary, Romani và Latvia là các quốc gia được quảng cáo nhiều nhất.
Chi phí cho tấm visa này từ £15,000 - 35,000, đây hoàn toàn là visa hợp pháp được làm từ các giấy tờ hợp pháp. Những người muốn đi có thể mượn tiền từ họ hàng, ngân hàng hoặc đường dây cho vay nặng lăi.
Các công ty này không trực tiếp buôn người, nhưng họ biết rằng những người mua visa là người có ư định di cư bất hợp pháp đến 1 quốc gia thứ 3, chẳng hạn Đức hoặc Anh.
Phần sau chính là phần của đường dây buôn người. Người dân Nghệ An không chi trả hàng chục ngàn bảng chỉ để đến Đông Âu làm việc, cái họ muốn là có được tấm vé định cư lâu dài ở Anh và Tây Âu.
Malta là một trong các quốc gia được quảng cáo là cửa ngơ vào châu Âu. Ảnh: ITV News
ITV nghe nói 1 nhân viên ở đại lư bán vé máy bay ABAY từng hứa họ có thể xin visa đi Hungary trong ṿng 1 tuần, và với tấm visa này bạn có thể làm việc hợp pháp ở bất cứ đâu tại châu Âu. Thực tế những tấm visa làm việc này phải mất 5 năm mới có được.
ITV đă liên hệ với ABAY về vấn đề này, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Khi đă đặt chân đến Hungary, những người di cư sẽ bị đẩy cho các băng nhóm khác để đưa họ đến quốc gia mục tiêu. Trong cuộc điều tra, phóng viên ITV đă nghe được giọng bọn buôn người, chúng nói tiếng Nga bằng phương ngữ Ukraine. Những kẻ này chở người di cư VN đi xuyên lục địa tới Pháp, sau đó họ sẽ được sắp xếp xuồng nhỏ để băng qua eo biển Anh.
Nhũng người di cư chấp nhận liều lĩnh, họ ôm theo hy vọng đổi đời. Điều này cũng dễ hiểu, rất nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang đă mọc lên ở Nghệ An. Yên Thành được gọi là "làng tỉ phú" nhờ tiền của Việt kiều gửi về.
Tiền vay mượn để đi nước ngoài được xem là một h́nh thức đầu tư hấp dẫn. Dù họ phải đánh đổi cả tính mạng, nhưng nó rất đáng đồng tiền.
Họ tin rằng nếu làm việc chăm chỉ ở những quốc gia giàu, họ sẽ làm giàu và giúp gia đ́nh đổi đời. Thậm chí nếu chỉ được trả £4/giờ, th́ vẫn c̣n tốt hơn nhiều nghề làm ruộng chỉ kiếm được £1/ngày.
Nếu họ sống khiêm tốn và mọi thứ đều tuân theo kế hoạch, họ sẽ trả hết nợ trong vài năm và có thể bắt đầu tích lũy cho gia đ́nh. Đó là một kiểu hy sinh đời bố củng cố đời con và họ rất sẵn ḷng. Tuy nhiên, họ lúc nào cũng có thể bị bóc lột.
Khi c̣n ở quê nhà yên ổn, họ nghĩ rằng họ có thể tin tưởng các đường dây người Việt. Nhưng khi đến châu Âu, họ nhanh chóng bị đẩy cho các băng đảng khác, đôi khi bị buôn bán giữa các băng đảng ở những quốc gia khác nhau trên đường đi.
Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ, dễ dàng bị h.iếp d.âm và bị đẩy vào con đường mại d.âm để kiếm tiền cho bọn buôn người. Nam giới bị buộc làm việc trong trại cần sa. ITV đă nghe thấy bằng chứng về chuyện băng đảng ép gia đ́nh nạn nhân t́m "người làm vườn" thay thế nếu nạn nhân muốn rời đi.
Ngoài ra, những người di cư bất hợp pháp dù làm việc trong tiệm nail, nhà hàng hay ṣng bài th́ họ cũng chỉ được trả lương thấp hơn nhiều so với mức lương cơ bản. Chưa kể họ c̣n phải làm thêm giờ.
Họ cũng phải sống chen chúc với người khác trong những nơi ở ọp ẹp, tiền thuê bị trừ từ tiền lương. Có thể họ nghĩ rằng ḿnh may mắn khi kiếm được nhiều tiền hơn so với thời ở VN, nhưng thật ra họ chỉ đang bị những kẻ khác lợi dụng sự tuyệt vọng của họ.
Việc chuyển tiền cũng giúp các băng đảng kiếm tiền. V́ không có giấy tờ nên những người di cư không thể dùng các phương pháp chính thống để gửi tiền về nhà. Họ không thể giải thích với ngân hàng tiền họ có được từ đâu. Vậy là lại một lần nữa họ phải dựa dẫm vào đường dây tội phạm để chuyển tiền về nhà, và dĩ nhiên họ bị cắt một khoản phí rất lớn.
Hàng tuần có hàng ngàn người VN gửi tiền về nhà theo cách này, giúp các băng nhóm kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Tiền này một phần được dùng cho các hoạt động phi pháp. Những kẻ buôn người rất tàn nhẫn và có thể bày ra đủ cách để kiếm lợi từ những người đồng hương mà chúng chỉ coi như một món hàng.
Đó là cách mà các băng đẳng làm giàu. Món nợ mà người di cư vướng phải trở thành một nhà tù. ITV đă gặp gỡ một số người đă phải trả hàng chục ngàn bảng cho một đường dây. Đường dây từng nói rằng có thể làm cho họ visa du học sinh để đến Malta hợp pháp, so đó đi xuyên châu Âu đến bất cứ quốc gia nào mà họ muốn.
Điều này không đúng. Khi vừa đến Malta, hộ chiếu của họ bị cảnh sát tịch thu. Để thoát khỏi t́nh huống đó họ phải dùng hộ chiếu giả. Vậy là đường dây tính họ một khoản phí khổng lồ cho dịch vụ này.
Tuy nhiên, hàng chục người đă bị cảnh sát ḍ ra và giờ đang bị giam giữ chờ trục xuất. Những người ở lại th́ luôn sống trong sợ hăi không biết phải làm ǵ. Trở về VN không phải là lựa chọn v́ họ sẽ mang món nợ trở về. Nếu cố đi vào châu Âu để làm việc, họ có thể bị bắt và bị cấm trở lại châu Âu.
Lựa chọn nào cũng khó khăn, nhưng họ vẫn phải trả nợ, nếu không gia đ́nh ở quê sẽ bị siết nhà. Món nợ đă trở thành xiềng xích ràng buộc họ với đường dây buôn người.
Thậm chí nếu vào được châu Âu, họ vẫn phải băng qua eo biển Anh vô cùng nguy hiểm trên những chiếc xuồng hơi ọp ẹp và đông đúc. Xuồng thường ch́m trước khi đến được Anh.
Không ai ở VN muốn trải qua hành tŕnh này. Nhưng nếu ở lại quê nhà th́ họ lại sợ nghèo đói và con cái phải gánh nợ. Họ sẵn sàng bước lên chiếc xuồng nguy hiểm ấy để đổi đời.
Người di cư không bao giờ muốn phải quay trở về khi chưa vào được châu Âu. Ảnh: ITV News
VH (theo ITV News)