Động tác này khiến các tĩnh mạch của tim hoạt động, thúc đẩy lưu lượng máu ở chi dưới và giúp tim nhận đủ oxy.
Từ thời Tây Hán (206 TCN - 8 SCN) của Trung Quốc, trong sách cổ đă ghi chép về lợi ích của việc đi bộ nhón chân. Lư do nhón chân có thể duy tŕ sức khỏe được y học hiện đại giải thích như sau: Động tác này giúp ngón chân tạo ra lực thông qua chuyển động của cơ. Từ đó khiến các tĩnh mạch của tim hoạt động, thúc đẩy lưu lượng máu ở chi dưới và giúp tim nhận đủ oxy.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí nổi tiếng "iScience" của Mỹ đă chỉ ra rằng: Cơ dép trên bắp chân nếu được tập luyện đúng cách, có thể giúp những người ít vận động tăng cường chuyển hóa cơ cục bộ. Đồng thời cải thiện quá tŕnh chuyển hóa glucose và chất béo toàn cơ thể. Khi bạn kiễng chân lên, bạn có thể điều khiển cơ này giăn ra.
Nghiên cứu cũng mời 25 đối tượng tiến hành thí nghiệm "ngồi kiễng chân trong thời gian dài", kết quả chứng minh rằng ngồi kiễng chân cũng có thể cải thiện quá tŕnh lưu thông máu ở chi dưới và giảm mệt mỏi.
Đi bộ nhón chân mỗi ngày, 5 lợi ích "không mời mà đến"
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc: Ḷng bàn chân con người có rất nhiều huyệt đạo, đặc biệt là ở đầu ngón chân được phân bố bằng nhiều kinh tuyến và có liên quan tới các cơ quan nội tạng. V́ vậy, nếu bạn nhón chân mỗi ngày sẽ thu được 5 lợi ích:
1. Bảo vệ trái tim
Mỗi khi bạn nhón chân, áp lực do sự co bóp của cơ bắp chân tạo ra có thể ép các tĩnh mạch ở chân, thúc đẩy máu quay trở lại tim và giảm tắc nghẽn lưu lượng máu.
Hơn nữa, một số dữ liệu cho thấy mỗi khi một người kiễng chân lên, lượng máu bị ép do co cơ tương đương với một nhịp tim.
2. Tập cơ chân
Nhón chân có thể rèn luyện các cơ ở chân, chẳng hạn như nhóm cơ dép, nhóm cơ mác...
3. Bổ sung thận khí
Kinh thận có thể bắt nguồn từ huyệt Dũng Tuyền ở ḷng bàn chân lên dọc theo gót chân, kiễng chân có thể kích thích kinh thận, bổ sung thận khí. Những người thận yếu như đau lưng, yếu chân, suy nhược, giảm trí nhớ,… có thể kiễng chân nhiều hơn.
4. Thúc đẩy lưu thông máu ở chân
Khi đứng kiễng chân, lưu lượng máu ở ngón chân sẽ tăng dần, đẩy nhanh quá tŕnh lưu thông máu và trao đổi máu. Tăng nồng độ oxy trong máu, giảm chứng giăn tĩnh mạch ở chân, ngăn ngừa xơ vữa động mạch...
5. Làm ấm và nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng
Theo Đông y, có ba kinh mạch từ ngón chân đến bắp chân đó là kinh Tỳ, kinh Thận và kinh Gan. Thường xuyên kiễng chân sẽ chạm vào ba kinh mạch trên. Từ đó có thể khiến khí huyết trong cơ thể lưu thông, làm ấm và nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng.
Ghi nhớ 4 lưu ư khi thực hiện đi bộ nhón chân
Cổ nhân nói “người có đôi chân khỏe th́ sống lâu hơn”, do đó muốn khỏe mạnh đ̣i hỏi bạn phải bắt đầu từ việc rèn luyện đôi chân của ḿnh. Trong quá tŕnh nhón chân, bạn phải ghi nhớ 4 điểm sau:
1. Massage bắp chân sau khi tập
Nhón chân cũng là một bài tập tăng cường cơ bắp, nếu không massage bắp chân đúng cách sau khi tập sẽ xảy ra hiện tượng đau nhức cơ.
2. Người cao tuổi nên có chỗ tựa khi tập bài nhón chân
Người cao tuổi, khả năng vận động kém nên đặc biệt chú ư khi tập nhón chân, tốt nhất nên có thứ ǵ đó vững chắc xung quanh để hỗ trợ, tránh bị chuột rút, té ngă.
3. Thời gian nhón chân không nên quá dài
Thông thường nên kiễng chân một lần vào buổi sáng và buổi tối, khoảng 2 đến 3 giây một lần là tần suất tối ưu, mỗi lần tập kéo dài từ 1 đến 5 phút. Không nên kiễng chân trong thời gian dài, nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho khớp chân và gây đau nhón chân.
4. Không khuyến khích cho một số nhóm người sau
Đối với phụ nữ mang thai, người già hạn chế khả năng vận động hoặc người bị loăng xương và cao huyết áp th́ không nên tập nhón chân, nếu không sẽ dễ gây ra tai nạn.
Bài tập nhón chân tuy đơn giản nhưng bạn vẫn cần thực hiện chậm răi, không nên dùng lực quá mạnh. Nếu cảm thấy khó chịu khi nhón chân th́ bạn phải dừng lại ngay để tránh chấn thương.
VietBF©sưu tập