Ở Việt Nam ngày nay không c̣n nhiều người ăn được loại quả này. Đa số chỉ có người già mới thích nó. Nhưng nếu nước ta bán rẻ như cho th́ sang nước ngoài nó lại đội giá lên gấp chục lần.
Ảnh minh họa
Gắn liền với nhiều tục lệ, quả cau từ lâu đă là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam. Câu tục ngữ: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” bao đời nay vẫn không hề thay đổi. Trong đám cưới, lễ Tết, giỗ chạp, quả cau là thành phần không thể thiếu. Cũng bởi vậy mà cây cau được trồng ở rất nhiều nơi tại Việt Nam.
Một cây cau có thể cho quả cao trung b́nh khoảng 20m, thân mọc thẳng đứng, bề ngang từ 20 – 30cm. Lá cau to, giống với lông chim, dài từ 1 -2m, bên trong c̣n có các lá nhánh mọc dày đặc. Cau khi chín sẽ có màu xanh đậm, mùi thơm đặc trưng. Ngược lại, nếu chưa chín chúng sẽ có màu vàng tươi. Vào tháng 10 âm lịch là mùa cau ở Việt Nam.
Quen thuộc, phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng có thể ăn được cau. Dường như chỉ có người lớn tuổi mới ăn và thích nó. Giới trẻ ngày nay rất hiếm người thích hương vị cay nồng, xè xè đầu lưỡi của miếng trầu, quả cau.
Cau ở Việt Nam sẽ có giá tùy theo mùa, nhưng chưa bao giờ vượt ngưỡng 30.000 đồng/kg. Có thời điểm cau vào mùa, giá rẻ như cho, chỉ c̣n khoảng 4 – 5.000 đồng/kg.
Thế nhưng, ở Trung Quốc giá cau lại cao hơn rất nhiều. Thương lái khi thu mua cau tươi rồi bán lại ở nước bạn thường sẽ nhận được 90.000 – 100.000 đồng/kg. C̣n riêng với cau đă luộc chín, sấy khô sẽ c̣n cao gấp bội, khoảng gần 500.000 đồng/kg.
Tại sao lại có mức giá khó tin này với trái cau? Câu trả lời là bởi ở Trung Quốc có một loại kẹo được chế biến từ cau, người dân nước bạn đặc biệt yêu thích. Kẹo cau ngoài ngọt ra c̣n cay cay, ấm ấm giống kẹo gừng. Nó có hiệu quả giữ ấm, chống viêm họng, sổ mũi nên người Trung Quốc rất yêu thích. Kẹo cau c̣n được Trung Quốc xuất khẩu sang cả châu Âu. Loại hảo hạng có thể lên đến 13 triệu đồng/kg, loại thường là gần 7 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, với những ai không quen, lần đầu ăn hoàn toàn có thể bị say v́ vị của cau.
Tại Việt Nam cũng đă sản xuất kẹo cau. Những múi cúi chẻ nhỏ, tẩm ướp cùng đường phèn, bột. Viên kẹo cứng nên khi ăn cần ngậm cho tan dần. Huế là nơi nổi tiếng nhất với món kẹo này.