Bệnh nhân bị suy giăn tĩnh mạch chân nên thường xuyên vận động, lựa chọn những môn thể thao phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội...
Tôi bị suy giăn tĩnh mạch chân đă nhiều năm, tôi nghe nói nếu đi bộ nhiều sẽ khiến cho chân ngày càng càng bị suy giăn tĩnh mạch, mạch máu nổi lên ngày càng nhiều, như vậy có đúng không thưa bác sĩ? (Văn Tuấn, 58 tuổi, Long An).
Trả lời
Suy giăn tĩnh mạch chân là t́nh trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch để lưu thông về tim như b́nh thường.
Suy giăn tĩnh mạch chân có thể gây ra t́nh trạng nặng chân, phù chân hoặc nặng hơn là viêm da, loét da...
Chân bệnh nhân bị suy giăn tĩnh mạch. Ảnh minh họa
Bệnh suy giăn tĩnh mạch chân không điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng có thể pḥng ngừa để tránh nặng thêm và cải thiện được triệu chứng lâm sàng.
Chẳng hạn, thay đổi lối sống như không đứng lâu, không ngồi lâu, không mặc quần áo chật chội. Có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo, giảm ngọt để tránh béo ph́, tiểu đường, cao huyết áp, táo bón...các yếu tố nguy cơ có thể làm suy tĩnh mạch.
Cạnh đó, bệnh nhân bị suy giăn tĩnh mạch chân nên thường xuyên vận động, lựa chọn những môn thể thao phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, khiêu vũ.
Hạn chế những môn thể thao đứng lâu tại chỗ như cử tạ, yoga, tập dưỡng sinh đứng tại chỗ... trang bị những đôi giày phù hợp và tránh vận động quá sức để tránh tổn thương cơ, xương khớp hay gặp ở người lớn tuổi.
Theo BS.CK2 Hồ Khánh Đức - Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch máu, Bệnh viện B́nh Dân